Tự Bạch
Tổ tiên ta vốn truyền thống là những nông dân nghèo. Cha ông ta từ Thanh Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp tại xứ Gò Gạch, thôn Dương Sơn, xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, đến ta là đời thứ 13.
Cụ nội ta làm nghề may. Thời đó chỉ có may tay và thợ may phải là người khéo léo. Đôi khi phải ở nhà người ta cả tháng trời để đo may chính xác áo quần trong nhà của khách hàng.
Nghe nói cụ nội thời trẻ rất phong lưu. Ta còn lưu giữ trong ký ức hình ảnh ông nằm ngữa để ta ngồi trên chân đưa lên đưa xuống và hát " liêu liêu xừ là liêu liêu cống. Liêu liêu cống liêu cống liêu cống xê xàng. Xê xàng xê ấy xự là xừ xang xế xang. Tang tình tang tình tang tịch tình tang..."
Sau ông tu tại gia thọ giới bồ tát và viên tịch 84 tuổi, khi cả gia đình đoàn tụ sau chiến tranh.
Ông bà nội ta sinh hạ được 4 người con, 3 trai, 1 gái mà cụ thân sinh ta là con trai trưởng.
Gia cảnh thiếu trước hụt sau. Ông cụ ta từ nhỏ đã phải bươn chải làm lụng giúp cha mẹ nuôi em học hành. Ông giúp việc buôn bán và tự học với người cậu vợ giàu có. Vậy mà ông đã thông thạo chữ quốc ngữ, chữ Hán và bốc thuốc Đông Y.
Thời kháng Pháp, vùng quê ta bị Pháp chiếm, bà nội ta không may mất sớm sau khi sanh người con trai cuối, 2 người chú của ta tham gia Việt Minh. Cha ta đưa cụ nội ta và gia đình vào Tam Kỳ sinh sống và ta đã được sinh ra từ đó tại nhà hộ sinh tư nhân bà Sâm thị xã Tam Kỳ.
Tam kỳ, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quảng tín, nam giáp Quảng ngãi, bắc giáp Đà nẵng, tây giáp Lào và đông là Thái bình dương.
Ông thân ta vất vả đủ nghề. Ông mua xe chạy đường Tam kỳ Tiên phước, ông khai khoáng mỏ Titan, ông làm nghề thầu xây dựng đê đập với công trình đầu tay là đập Bà Dụ ở Kỳ lý. Và cuối cùng ông đã thành công với nghề này, trở thành nhà thầu đê đập tài ba với những công trình nổi tiếng vẫn trường tồn cho tận ngày nay như đập Vạn Giã, đập Phan Rang, đập Thuận An, đập Tuy Hoà..., ông đã là một trong những người giàu có nhất Tam kỳ thời đó và cũng là người giúp đỡ tiền bạc lớn cho chiến khu cộng sản.
Hai người em của ông. Người em kế tập kết ra Bắc làm đến chánh văn phòng Dân Chính Đảng trung ương, sau 75 về quê và giữ chức Phó ban Tổ chức Tỉnh uỷ cho đến lúc về hưu. Người em trai út thì ở lại nằm vùng ở quê hương vào sinh ra tử, là trưởng ban binh vận Quảng Đà, sau 75 làm bí thư Hoà Vang Đà nẵng...
Ta chỉ biết học và chơi dẫu thời cuộc thế nào. Ông thân ta luôn phải xa nhà vì cuộc mưu sinh. Tuổi thơ ta trôi qua với những trò nghịch ngợm hồn nhiên ở một thị trấn nhỏ bé hiền hoà.
Từ bé ta đã thích văn học mặc dầu các môn khoa học cũng chẳng thua bạn bè trong lớp. Ta thích sử. Thích những trang anh hùng hảo hán, bạn bè khoái hoạt, uống rượu ngất trời...
Ông thân ta có căn nhà ở 491/14/4c đường Phan Đình Phùng quận 3 Sài gòn nên hè nào ta cũng được vào đó học thêm. Và 1974 sau khi đậu tú tài, ta ghi danh học MPC ( toán lý hoá) đại học khoa học Sg.
Một năm sau thì chiến tranh kết thúc. Một đời tu hành cầu nguyện cho các con được bình yên của cụ nội ta đã được toại nguyện. Hai chú ta vẫn an toàn trở về đoàn tụ. Sống an bình được gần một năm thì nội ta mất.
Ông thân ta sau 30/4/75 cũng xếp gánh làm ăn, hiến nhà cửa đất đai cho nhà nước, về lại Dương sơn, Hoà vang, QNĐN, nơi chôn nhau cắt rốn, xây căn nhà khang trang thờ cúng ông bà tiên tổ. Ông xây trường, xây trụ sở làm việc cho thôn, sau này ông còn xây chùa và đình làng. Uy tín và đức độ của ông vẫn còn được dân làng nhắc mãi.
Mẹ ta họ Lê người Hoà Tiến cách Dương Sơn quê ta khoảng 3 cây số. Bà là con út trong một gia đình có 9 người con trong đó có 3 người con trai võ nghệ tuyệt luân, tính tình khẳng khái cương trực. Những người anh rất yêu quí người em gái út. Bà thân ta đẹp người và lanh lẹ thông minh sáng dạ lắm. Bà chỉ huy mọi việc một cách nhẹ nhàng tài tình. Bà thuộc nhiều ca dao và có lẽ những bài ca dao bà hát ru ta tự thuở thiếu thời đã giúp ta biết yêu văn chương, thơ phú...
Gia đình ta có tất cả 13 anh chị em nhưng không may mất 6 chỉ còn vỏn vẹn 7 người, ta là người con thứ chín và được gọi là anh mười. Nhà chỉ còn 3 anh em trai. Anh trai trưởng trước 75 gia nhập quân đội VNCH chức vụ trung uý pháo binh, sau 75 anh về làm thương nghiệp rồi thầu xây dựng, cậu em út bịnh từ nhỏ nhưng cũng rất thông minh sáng dạ, nhưng bệnh dow khiến em không phát triển bình thường được.
Mẹ ta mất năm 1997 thọ 77 tuổi, ông thân sinh ta mất 2008 thọ 90 tuổi.
Năm 1980 ta tốt nghiệp đại học Bách khoa Đà nẵng và về làm việc tại Cảng ĐN 8 năm.
Ta lập gia thất năm 1981 với Huỳnh Thị Minh Tâm, sinh trưởng ở ĐN, gốc làng Kim Bồng Hội An với truyền thống nghề mộc nổi tiếng.
Vợ ta đẹp người đẹp nết, tính tình hiền hậu. Nàng sinh hạ cho ta 02 người con. Con gái đầu tên Quỳnh Như năm 1982, con trai út tên Quang Dũng năm 1989. Các con ta đều ngoan ngoãn, sáng dạ, chăm chỉ học hành, đều đã lấy bằng thạc sĩ tại Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.
Năm 1988, ta về làm việc cho XN Cơ điện lạnh thuộc Seaprodex ĐN cho đến cuối 2012 thì nghỉ và lập công ty riêng Phúc Khang Hưng mà ta hiện là chủ tịch hội đồng quản trị...
Đời ta sướng nhiều hơn khổ bởi được cha mẹ giàu có, anh chị thương yêu chăm sóc tự nhỏ. Ra đời lanh lẹ chăm chỉ làm ăn nên cũng giúp được cho gia đình, bản thân và xã hội nhiều điều.
Đời ta cũng như mọi người, buồn vui đều có, nhưng không biết buồn nhiều hơn hay vui nhiều hơn.
Đời ta thường bị bạn bè phản trắc mặc dầu đối với bạn bè ta luôn sống hết mình.
Bạn bè ta thì nhiều nhưng bất hạnh là không có người tri kỷ.
Đệ tử ta thì đông nhưng ít kẻ trung thành. ...
NQC tự bạch, 6/6 Quí Tỵ
Cụ nội ta làm nghề may. Thời đó chỉ có may tay và thợ may phải là người khéo léo. Đôi khi phải ở nhà người ta cả tháng trời để đo may chính xác áo quần trong nhà của khách hàng.
Nghe nói cụ nội thời trẻ rất phong lưu. Ta còn lưu giữ trong ký ức hình ảnh ông nằm ngữa để ta ngồi trên chân đưa lên đưa xuống và hát " liêu liêu xừ là liêu liêu cống. Liêu liêu cống liêu cống liêu cống xê xàng. Xê xàng xê ấy xự là xừ xang xế xang. Tang tình tang tình tang tịch tình tang..."
Sau ông tu tại gia thọ giới bồ tát và viên tịch 84 tuổi, khi cả gia đình đoàn tụ sau chiến tranh.
Ông bà nội ta sinh hạ được 4 người con, 3 trai, 1 gái mà cụ thân sinh ta là con trai trưởng.
Gia cảnh thiếu trước hụt sau. Ông cụ ta từ nhỏ đã phải bươn chải làm lụng giúp cha mẹ nuôi em học hành. Ông giúp việc buôn bán và tự học với người cậu vợ giàu có. Vậy mà ông đã thông thạo chữ quốc ngữ, chữ Hán và bốc thuốc Đông Y.
Thời kháng Pháp, vùng quê ta bị Pháp chiếm, bà nội ta không may mất sớm sau khi sanh người con trai cuối, 2 người chú của ta tham gia Việt Minh. Cha ta đưa cụ nội ta và gia đình vào Tam Kỳ sinh sống và ta đã được sinh ra từ đó tại nhà hộ sinh tư nhân bà Sâm thị xã Tam Kỳ.
Tam kỳ, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Quảng tín, nam giáp Quảng ngãi, bắc giáp Đà nẵng, tây giáp Lào và đông là Thái bình dương.
Ông thân ta vất vả đủ nghề. Ông mua xe chạy đường Tam kỳ Tiên phước, ông khai khoáng mỏ Titan, ông làm nghề thầu xây dựng đê đập với công trình đầu tay là đập Bà Dụ ở Kỳ lý. Và cuối cùng ông đã thành công với nghề này, trở thành nhà thầu đê đập tài ba với những công trình nổi tiếng vẫn trường tồn cho tận ngày nay như đập Vạn Giã, đập Phan Rang, đập Thuận An, đập Tuy Hoà..., ông đã là một trong những người giàu có nhất Tam kỳ thời đó và cũng là người giúp đỡ tiền bạc lớn cho chiến khu cộng sản.
Hai người em của ông. Người em kế tập kết ra Bắc làm đến chánh văn phòng Dân Chính Đảng trung ương, sau 75 về quê và giữ chức Phó ban Tổ chức Tỉnh uỷ cho đến lúc về hưu. Người em trai út thì ở lại nằm vùng ở quê hương vào sinh ra tử, là trưởng ban binh vận Quảng Đà, sau 75 làm bí thư Hoà Vang Đà nẵng...
Ta chỉ biết học và chơi dẫu thời cuộc thế nào. Ông thân ta luôn phải xa nhà vì cuộc mưu sinh. Tuổi thơ ta trôi qua với những trò nghịch ngợm hồn nhiên ở một thị trấn nhỏ bé hiền hoà.
Từ bé ta đã thích văn học mặc dầu các môn khoa học cũng chẳng thua bạn bè trong lớp. Ta thích sử. Thích những trang anh hùng hảo hán, bạn bè khoái hoạt, uống rượu ngất trời...
Ông thân ta có căn nhà ở 491/14/4c đường Phan Đình Phùng quận 3 Sài gòn nên hè nào ta cũng được vào đó học thêm. Và 1974 sau khi đậu tú tài, ta ghi danh học MPC ( toán lý hoá) đại học khoa học Sg.
Một năm sau thì chiến tranh kết thúc. Một đời tu hành cầu nguyện cho các con được bình yên của cụ nội ta đã được toại nguyện. Hai chú ta vẫn an toàn trở về đoàn tụ. Sống an bình được gần một năm thì nội ta mất.
Ông thân ta sau 30/4/75 cũng xếp gánh làm ăn, hiến nhà cửa đất đai cho nhà nước, về lại Dương sơn, Hoà vang, QNĐN, nơi chôn nhau cắt rốn, xây căn nhà khang trang thờ cúng ông bà tiên tổ. Ông xây trường, xây trụ sở làm việc cho thôn, sau này ông còn xây chùa và đình làng. Uy tín và đức độ của ông vẫn còn được dân làng nhắc mãi.
Mẹ ta họ Lê người Hoà Tiến cách Dương Sơn quê ta khoảng 3 cây số. Bà là con út trong một gia đình có 9 người con trong đó có 3 người con trai võ nghệ tuyệt luân, tính tình khẳng khái cương trực. Những người anh rất yêu quí người em gái út. Bà thân ta đẹp người và lanh lẹ thông minh sáng dạ lắm. Bà chỉ huy mọi việc một cách nhẹ nhàng tài tình. Bà thuộc nhiều ca dao và có lẽ những bài ca dao bà hát ru ta tự thuở thiếu thời đã giúp ta biết yêu văn chương, thơ phú...
Gia đình ta có tất cả 13 anh chị em nhưng không may mất 6 chỉ còn vỏn vẹn 7 người, ta là người con thứ chín và được gọi là anh mười. Nhà chỉ còn 3 anh em trai. Anh trai trưởng trước 75 gia nhập quân đội VNCH chức vụ trung uý pháo binh, sau 75 anh về làm thương nghiệp rồi thầu xây dựng, cậu em út bịnh từ nhỏ nhưng cũng rất thông minh sáng dạ, nhưng bệnh dow khiến em không phát triển bình thường được.
Mẹ ta mất năm 1997 thọ 77 tuổi, ông thân sinh ta mất 2008 thọ 90 tuổi.
Năm 1980 ta tốt nghiệp đại học Bách khoa Đà nẵng và về làm việc tại Cảng ĐN 8 năm.
Ta lập gia thất năm 1981 với Huỳnh Thị Minh Tâm, sinh trưởng ở ĐN, gốc làng Kim Bồng Hội An với truyền thống nghề mộc nổi tiếng.
Vợ ta đẹp người đẹp nết, tính tình hiền hậu. Nàng sinh hạ cho ta 02 người con. Con gái đầu tên Quỳnh Như năm 1982, con trai út tên Quang Dũng năm 1989. Các con ta đều ngoan ngoãn, sáng dạ, chăm chỉ học hành, đều đã lấy bằng thạc sĩ tại Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.
Năm 1988, ta về làm việc cho XN Cơ điện lạnh thuộc Seaprodex ĐN cho đến cuối 2012 thì nghỉ và lập công ty riêng Phúc Khang Hưng mà ta hiện là chủ tịch hội đồng quản trị...
Đời ta sướng nhiều hơn khổ bởi được cha mẹ giàu có, anh chị thương yêu chăm sóc tự nhỏ. Ra đời lanh lẹ chăm chỉ làm ăn nên cũng giúp được cho gia đình, bản thân và xã hội nhiều điều.
Đời ta cũng như mọi người, buồn vui đều có, nhưng không biết buồn nhiều hơn hay vui nhiều hơn.
Đời ta thường bị bạn bè phản trắc mặc dầu đối với bạn bè ta luôn sống hết mình.
Bạn bè ta thì nhiều nhưng bất hạnh là không có người tri kỷ.
Đệ tử ta thì đông nhưng ít kẻ trung thành. ...
NQC tự bạch, 6/6 Quí Tỵ