Thursday, December 26, 2013

Gởi con trai

Con yêu,  

Con thấy cuộc đời này đầy rẫy sự lừa đảo, gian dối. Nhưng dẫu sao con cũng phải giữ chữ tín với mọi người.

Con thấy những cảnh sát giao thông nhận hối lộ một cách lộ liễu đáng phỉ nhổ nhưng dẫu sao, con cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông.

Con thấy người ta đối xử với nhau một cách dã man vô nhân đạo. Nhưng dẫu sao con phải biết thương yêu đồng loại chung quanh.

Con sẽ gặp những sự lừa dối, phản bội làm con căm giận. Nhưng dẫu sao con phải biết tha thứ.



Con sẽ gặp những mất mác lớn lao trong đời làm con đau đớn. Nhưng dẫu  sao con phải biết chấp nhận và bỏ qua.

Con sẽ gặp những người giúp đỡ con, nhỏ bé thôi, nhưng dẫu sao con cũng phải luôn biết ơn họ.

Con sẽ gặp những kẻ vô ơn sau khi con giúp đỡ họ thành đạt, nhưng dẫu sao con hãy quên đi những điều con đã gia ân.

Con sẽ gặp những mất mác tài sản, đánh lỡ những cơ hội. Nhưng dẫu sao con cũng đừng tiếc nuối.

Con sẽ thấy những hành khất giả vờ, những trẻ em đường phố hư hỏng. Nhưng dẫu sao con phải biết yêu thương, giúp đỡ trẻ em, người già và những người bất hạnh.

Con sẽ thấy những sư giả, chùa giả nhưng dẫu sao con phải có một tín ngưỡng trong tâm.

Con sẽ thấy cuộc đời này thật nhiều bất công, thật nhiều đau khổ. Nhưng dẫu sao con cũng phải yêu thương cuộc đời, cuộc sống này.

Con sẽ thấy ba mẹ già nua cô quạnh. Nhưng dẫu sao con phải biết thương yêu và chăm sóc vợ con con nhiều hơn ba mẹ vì đó là qui luật cuộc sống.

Con sẽ thấy đồng tiền rất nhơ bẩn nhưng dẫu sao con phải biết quí giá và tôn trọng đồng tiền.

Con sẽ thấy cuộc đời mình không bằng người khác nhưng dẫu sao con phải biết mình đang hạnh phúc hơn biết bao cuộc đời quanh con.

Đôi khi  con sẽ thấy cuộc sống vô nghĩa nhưng dẫu sao con phải trân quí bản thân mình.

Và con. Hãy biết vui sướng đón nhận và sống hết mình với chính cuộc sống ngày hôm nay chứ không phải ngày hôm qua hay ngày mai...

Ba yêu con,

NQC, Cali 26 Dec 13

Gởi con trai

Con yêu,  

Con thấy cuộc đời này đầy rẫy sự lừa đảo, gian dối. Nhưng dẫu sao con cũng phải giữ chữ tín với mọi người.

Con thấy những cảnh sát giao thông nhận hối lộ một cách lộ liễu đáng phỉ nhổ nhưng dẫu sao, con cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông.

Con thấy người ta đối xử với nhau một cách dã man vô nhân đạo. Nhưng dẫu sao con phải biết thương yêu đồng loại chung quanh.

Con sẽ gặp những sự lừa dối, phản bội làm con căm giận. Nhưng dẫu sao con phải biết tha thứ.



Con sẽ gặp những mất mác lớn lao trong đời làm con đau đớn. Nhưng dẫu  sao con phải biết chấp nhận và bỏ qua.

Con sẽ gặp những người giúp đỡ con, nhỏ bé thôi, nhưng dẫu sao con cũng phải luôn biết ơn họ.

Con sẽ gặp những kẻ vô ơn sau khi con giúp đỡ họ thành đạt, nhưng dẫu sao con hãy quên đi những điều con đã gia ân.

Con sẽ gặp những mất mác tài sản, đánh lỡ những cơ hội. Nhưng dẫu sao con cũng đừng tiếc nuối.

Con sẽ thấy những hành khất giả vờ, những trẻ em đường phố hư hỏng. Nhưng dẫu sao con phải biết yêu thương, giúp đỡ trẻ em, người già và những người bất hạnh.

Con sẽ thấy những sư giả, chùa giả nhưng dẫu sao con phải có một tín ngưỡng trong tâm.

Con sẽ thấy cuộc đời này thật nhiều bất công, thật nhiều đau khổ. Nhưng dẫu sao con cũng phải yêu thương cuộc đời, cuộc sống này.

Con sẽ thấy ba mẹ già nua cô quạnh. Nhưng dẫu sao con phải biết thương yêu và chăm sóc vợ con con nhiều hơn ba mẹ vì đó là qui luật cuộc sống.

Con sẽ thấy đồng tiền rất nhơ bẩn nhưng dẫu sao con phải biết quí giá và tôn trọng đồng tiền.

Con sẽ thấy cuộc đời mình không bằng người khác nhưng dẫu sao con phải biết mình đang hạnh phúc hơn biết bao cuộc đời quanh con.

Đôi khi  con sẽ thấy cuộc sống vô nghĩa nhưng dẫu sao con phải trân quí bản thân mình.

Và con. Hãy biết vui sướng đón nhận và sống hết mình với chính cuộc sống ngày hôm nay chứ không phải ngày hôm qua hay ngày mai...

Ba yêu con,

NQC, Cali 26 Dec 13

Tuesday, December 24, 2013

Nói với ông già Noel

Thưa Santa Claus,
Tôi đang ở trên xứ sở hùng mạnh nhất hành tinh đón mừng sinh nhật Chúa
Tôi đã thấy ông hiện diện khắp nơi ở đất nước này
Trong công viên
Trong nhà hàng
Trong mall...

Người người ùn ùn đi mua quà
Tặng nhau mừng lễ trọng
Những đứa trẻ nôn nao đặt những đôi giày
chờ ông về từ ống khói 


Hạnh phúc nơi nơi
Rộn ràng nơi nơi
Chợt tôi muốn hỏi,

Christmas này người có về đất nước tôi?
Nghe chừng trên vùng cao đang giá rét
Có những trẻ con không đủ áo quần
Không đủ cơm ăn
Túp lều trú thân héo hắt
không che đủ ngọn gió mùa đông,

Chúng không có giày ống cao để chờ quà ông gởi tới...
Những đôi mắt mở to trông đợi
Da tím tái run run
Mong mùa đông qua
Mùa xuân lại
Để ấm hè về...

Ông có đi trên những nẻo đường quê
Thăm những mẹ già lũi lầm trong sương giá
Ươm những nụ mầm
Bón những hàng rau
Lòng quặn đau với nông sản của Tàu
Đang ngập tràn nơi biên ải...
Rét rơi lạnh héo tim người...

Ông có kéo tuần lộc về những nhà thương
Người nằm la liệt
Kẻ kéo kẻ co
Trên giường bệnh phật phờ
Bên hành lang xo ro
Mắt hoằn sâu
Thân còm cõi

Ông có về và ông có hỏi
Những cháu mới hai, ba tuổi
Đang rẫy run với bảo mẫu mầm non
Giữa những trận đòn chen trong bát cơm
Giấc ngủ trong mơ còn run sợ


Ông có về qua đất nước tôi xin chớ
Ghé những biệt thự đồ sộ
Có tô phở năm mươi đô
Có chiếc xe một triệu đô
Có đứa trẻ một tuổi đời đã là đại gia ngàn tỷ...

Và nếu có ghé qua thủ đô ông cẩn thận một tí
Kẻo giỏ quà ông sẽ bị cướp
Con tuần lộc sẽ thành mồi nhậu
Và biết đâu thân già ông bị giết xong sẽ ném xuống cầu...

Cali  24.12.13, tặng các con QDũng, QNhư, TTâm









Nói với ông già Noel

Thưa Santa Claus,
Tôi đang ở trên xứ sở hùng mạnh nhất hành tinh đón mừng sinh nhật Chúa
Tôi đã thấy ông hiện diện khắp nơi ở đất nước này
Trong công viên
Trong nhà hàng
Trong mall...

Người người ùn ùn đi mua quà
Tặng nhau mừng lễ trọng
Những đứa trẻ nôn nao đặt những đôi giày
chờ ông về từ ống khói 


Hạnh phúc nơi nơi
Rộn ràng nơi nơi
Chợt tôi muốn hỏi,

Christmas này người có về đất nước tôi?
Nghe chừng trên vùng cao đang giá rét
Có những trẻ con không đủ áo quần
Không đủ cơm ăn
Túp lều trú thân héo hắt
không che đủ ngọn gió mùa đông,

Chúng không có giày ống cao để chờ quà ông gởi tới...
Những đôi mắt mở to trông đợi
Da tím tái run run
Mong mùa đông qua
Mùa xuân lại
Để ấm hè về...

Ông có đi trên những nẻo đường quê
Thăm những mẹ già lũi lầm trong sương giá
Ươm những nụ mầm
Bón những hàng rau
Lòng quặn đau với nông sản của Tàu
Đang ngập tràn nơi biên ải...
Rét rơi lạnh héo tim người...

Ông có kéo tuần lộc về những nhà thương
Người nằm la liệt
Kẻ kéo kẻ co
Trên giường bệnh phật phờ
Bên hành lang xo ro
Mắt hoằn sâu
Thân còm cõi

Ông có về và ông có hỏi
Những cháu mới hai, ba tuổi
Đang rẫy run với bảo mẫu mầm non
Giữa những trận đòn chen trong bát cơm
Giấc ngủ trong mơ còn run sợ


Ông có về qua đất nước tôi xin chớ
Ghé những biệt thự đồ sộ
Có tô phở năm mươi đô
Có chiếc xe một triệu đô
Có đứa trẻ một tuổi đời đã là đại gia ngàn tỷ...

Và nếu có ghé qua thủ đô ông cẩn thận một tí
Kẻo giỏ quà ông sẽ bị cướp
Con tuần lộc sẽ thành mồi nhậu
Và biết đâu thân già ông bị giết xong sẽ ném xuống cầu...

Cali  24.12.13, tặng các con QDũng, QNhư, TTâm









Sunday, December 22, 2013

Tản mạn San Jose,

20 tháng 12, trời bắc Cali lạnh mà nắng. Thật đẹp. Không gian trong vắt hiền lành. Buổi sáng dậy sớm đi bộ dọc con đường quanh nhà. Một vài người gặp bên đường chào tôi buổi sáng  thân thiện...

Sắp noel rồi. Nhiều nhà đã chưng đèn,  bày soạn hang belem trước sân vườn đủ màu sắc rất đẹp. 

Ghé quán Starbucks gần nhà uống ly expresso ấm nóng và một bánh chocolat croissant thơm ngon. Nhớ anh bạn thân kính Đinh Cường hôm qua điện báo Virginia tuyết đã ngừng rơi nhưng còn lạnh lắm, chưa đi qua khu rừng Natick về quán Starbucks thân quen được. Anh nói định 17 xuống thăm tôi  nhưng tôi đã về trước đó 10 ngày. Anh nói tiếc và hẹn lần sau. 

     người đi trong tuyết. 
     Tranh ĐC

ĐC lần về VN bày tranh tại Huế và Đà lạt tháng 11 vừa qua thật thành công. Tranh của ông người mua gần hết. Bạn bè ông khắp nơi về thăm gặp. Ông vui hồn nhiên như trẻ nhỏ. Chúng tôi còn có thì giờ lên Blao thăm Sơn Núi. Về Lạc Lâm thăm kỷ niệm xưa.... 

Từ Virginia, ông than buồn vì tuyết lạnh. Ông bảo người già nơi xa xứ vào mùa đông giá, tuyết phủ, buồn lắm Chơn ơi. Tôi nghe mà xao xuyến. Ước được có thì giờ lên bên anh để sẻ chia và để vẽ. Và để được ngắm dáng đi, được nghe giọng nói dung dị hiền hoà của anh...

Trở về nhà, mở hòm thư. Lại thấy thư anh với hộp quà, thiệp mừng giáng sinh và đặc biệt cuốn thơ Tuệ Sỹ rất quí, anh gởi tặng sinh nhật con trai tôi Quang Dũng. Lại có một thư cám ơn vợ chồng tôi cùng ổ khoá tí hon mà Tâm đã khoá valise cho anh lúc lên đường.


Mở gói thư mà thấy lòng rung cảm với phong cách lịch thiệp mà rất chân tình của ông.  Một nghệ sĩ lớn mà vô cùng hồn hậu, dung dị. Hoạ sĩ. Thi sĩ  Đinh Cường.

San Jose, CA, 21 Dec 13

Tản mạn San Jose,

20 tháng 12, trời bắc Cali lạnh mà nắng. Thật đẹp. Không gian trong vắt hiền lành. Buổi sáng dậy sớm đi bộ dọc con đường quanh nhà. Một vài người gặp bên đường chào tôi buổi sáng  thân thiện...

Sắp noel rồi. Nhiều nhà đã chưng đèn,  bày soạn hang belem trước sân vườn đủ màu sắc rất đẹp. 

Ghé quán Starbucks gần nhà uống ly expresso ấm nóng và một bánh chocolat croissant thơm ngon. Nhớ anh bạn thân kính Đinh Cường hôm qua điện báo Virginia tuyết đã ngừng rơi nhưng còn lạnh lắm, chưa đi qua khu rừng Natick về quán Starbucks thân quen được. Anh nói định 17 xuống thăm tôi  nhưng tôi đã về trước đó 10 ngày. Anh nói tiếc và hẹn lần sau. 

     người đi trong tuyết. 
     Tranh ĐC

ĐC lần về VN bày tranh tại Huế và Đà lạt tháng 11 vừa qua thật thành công. Tranh của ông người mua gần hết. Bạn bè ông khắp nơi về thăm gặp. Ông vui hồn nhiên như trẻ nhỏ. Chúng tôi còn có thì giờ lên Blao thăm Sơn Núi. Về Lạc Lâm thăm kỷ niệm xưa.... 

Từ Virginia, ông than buồn vì tuyết lạnh. Ông bảo người già nơi xa xứ vào mùa đông giá, tuyết phủ, buồn lắm Chơn ơi. Tôi nghe mà xao xuyến. Ước được có thì giờ lên bên anh để sẻ chia và để vẽ. Và để được ngắm dáng đi, được nghe giọng nói dung dị hiền hoà của anh...

Trở về nhà, mở hòm thư. Lại thấy thư anh với hộp quà, thiệp mừng giáng sinh và đặc biệt cuốn thơ Tuệ Sỹ rất quí, anh gởi tặng sinh nhật con trai tôi Quang Dũng. Lại có một thư cám ơn vợ chồng tôi cùng ổ khoá tí hon mà Tâm đã khoá valise cho anh lúc lên đường.


Mở gói thư mà thấy lòng rung cảm với phong cách lịch thiệp mà rất chân tình của ông.  Một nghệ sĩ lớn mà vô cùng hồn hậu, dung dị. Hoạ sĩ. Thi sĩ  Đinh Cường.

San Jose, CA, 21 Dec 13

Friday, December 20, 2013

Một người bạn vừa mới ra đi

Võ Đại Đầy. Một người bạn cùng chiến hào những năm bon chen trong cuộc tồn sinh vừa mới ra đi! 

Sáng sớm bên kia bờ đại dương, thấy cuộc gọi nhỡ của con anh thì biết ngay tin dữ. Gọi điện về thì anh vừa đi mới nửa giờ. Anh đi nhanh và thanh thản...

Võ Đại Đầy. Cái tên anh đã hàm chứa dáng dấp một anh hùng Lương sơn bạc.


Mình vừa nhắc đến anh tối qua (tức sáng VN). Kể cho các con nghe chuyến hai thằng chở tiền từ thuỷ sản Quảng Ninh về Hà nội năm 1990. Đang đêm, xe hết xăng trên cung đường Hải phòng Hà nội. Cung đường nổi tiếng cướp bóc lúc bấy giờ. Chúng mình nghi lái xe dàn cảnh để cướp. Người tài xế đi tìm xăng. Tôi với anh múa võ. Giữa cánh đồng đêm gió lạnh. Nói với nhau sẽ tựa vào xe mà chiến đấu. Ôi cái thời trai trẻ. Sốc nỗi và đầy nhiệt huyết. 
Kể cho lũ nhỏ nghe chuyện mình "chinh chiến" ở Thanh Hoá. Quảng Bình. Hà nội. Trong công việc, ấm áp cái tình bè bạn, tình người. ..

Vậy mà anh đã vội đi, mình không kịp về để nói với anh lời từ biệt. Mặc dầu bọn mình đã không biết bao lần nói lời từ biệt. Nói suốt mười năm rồi chứ có ít đâu!

Đầy ơi. Bảy Đầy đầy thân thương của tôi ơi!
Bọn mình có với nhau biết bao kỷ niệm. Khi gian khó có nhau. Khi vui chơi có nhau. Khi đau buồn có nhau. Có câu chuyện chi mà mình dấu giếm nhau đâu, phải không Đầy?
Nhớ từ thuở xa xưa khi mình còn làm với nhóm điện bên Cảng thì anh ở nhóm điện lạnh. Không chiều nào mà hai nhóm không nhậu quốc doanh và bọn mình đã biết nhau từ đó. Rồi sau này tôi lại là manager công ty, anh lại chủ công trình. Bọn mình rong ruỗi khắp nơi từ Xuân Thuỷ, Quảng ninh, Thanh hoá, Quảng bình, Sài gòn, Hà nội..., tôi đi trước dẫn đường, anh đi sau thực hiện công trình. Cái tình thân của thuở vui buồn, đói khổ có nhau, vẫn còn y nguyên cho đến bây giờ!

Và năm 2001. Tôi vừa ở Mỹ về, mấy anh em nhậu mừng gặp mặt thì anh báo tin dữ. Anh bị K đại tràng! Từ đó, anh sống trong sự chiến đấu với căn ác bịnh. Hơn mười năm hết Sài gòn, Đà nẵng đến nhà thương Huế, tôi luôn bên anh với mọi diễn biến bệnh tình. Rảnh là tôi đến anh. Lúc anh uống được, lúc anh không, nhưng cái đau râm ran trong bụng là thường trực. Cái chết đối với anh giờ rất vô thường. Chúng ta nói đến cái chết, cái sống một cách bình thường như kể một câu chuyện uống bia! Thế nhưng anh vẫn da diết với cuộc sống này. Khi chống chọi với cái đau kinh người thì anh mong chết. Vừa êm êm đã thấy anh khát khao muốn sống! Đầy ơi. Tôi còn nhớ những lúc mình bàn nhau hậu sự. Anh bảo tôi phải ở bên anh trong tang lễ. Viết và đọc điếu văn cho anh. Bây chừ đây. Từ nửa vòng trái đất tưởng nhớ anh. Viết cho anh những lời cuối cùng tiễn biệt. Làm sao viết được điếu văn?Làm sao đứng bên linh cữu? Làm sao tiễn anh về đến mộ huyệt? Cõi vĩnh hằng? Thôi đành lỡ hẹn cùng anh. Lần lỡ hẹn không bao giờ bồi đáp được!

Anh, Võ Đại Đầy, một người đồng sự năng nổ. Một người bạn chân tình. Chừ không còn thấy nữa dáng anh một tay ôm bụng, vẫn tươi vui nằm đón tôi tới thăm, kháo chuyện đất trời, chuyện tình đời, chuyện bạn bè bội bạc, buồn vui...


Thôi. Thế mà khoẻ Đầy ơi. Vứt mẹ hết cái âu sầu phiền muộn. Cái đau đớn rã rời. Đầy cứ bay đi xa chấp chới. Rồi sẽ lại gặp mình. Lại sẽ vui những câu chuyện xưa. Câu chuyện chỉ có hai đứa mình biết, hai đứa mình sẻ chia!...

Mượn một câu của nhạc sĩ TCS để tiễn Đầy, "... Bạn bè còn đó anh biết không anh? người tình còn đây anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh. Mặt trời còn lên. Khi bóng anh. Như cánh chim chìm xuống!..."

Thôi nhé, Đầy đi, vĩnh biệt!

Cali, 20.12.13, nhớ Võ Đại Đầy

Một người bạn vừa mới ra đi

Võ Đại Đầy. Một người bạn cùng chiến hào những năm bon chen trong cuộc tồn sinh vừa mới ra đi! 

Sáng sớm bên kia bờ đại dương, thấy cuộc gọi nhỡ của con anh thì biết ngay tin dữ. Gọi điện về thì anh vừa đi mới nửa giờ. Anh đi nhanh và thanh thản...

Võ Đại Đầy. Cái tên anh đã hàm chứa dáng dấp một anh hùng Lương sơn bạc.


Mình vừa nhắc đến anh tối qua (tức sáng VN). Kể cho các con nghe chuyến hai thằng chở tiền từ thuỷ sản Quảng Ninh về Hà nội năm 1990. Đang đêm, xe hết xăng trên cung đường Hải phòng Hà nội. Cung đường nổi tiếng cướp bóc lúc bấy giờ. Chúng mình nghi lái xe dàn cảnh để cướp. Người tài xế đi tìm xăng. Tôi với anh múa võ. Giữa cánh đồng đêm gió lạnh. Nói với nhau sẽ tựa vào xe mà chiến đấu. Ôi cái thời trai trẻ. Sốc nỗi và đầy nhiệt huyết. 
Kể cho lũ nhỏ nghe chuyện mình "chinh chiến" ở Thanh Hoá. Quảng Bình. Hà nội. Trong công việc, ấm áp cái tình bè bạn, tình người. ..

Vậy mà anh đã vội đi, mình không kịp về để nói với anh lời từ biệt. Mặc dầu bọn mình đã không biết bao lần nói lời từ biệt. Nói suốt mười năm rồi chứ có ít đâu!

Đầy ơi. Bảy Đầy đầy thân thương của tôi ơi!
Bọn mình có với nhau biết bao kỷ niệm. Khi gian khó có nhau. Khi vui chơi có nhau. Khi đau buồn có nhau. Có câu chuyện chi mà mình dấu giếm nhau đâu, phải không Đầy?
Nhớ từ thuở xa xưa khi mình còn làm với nhóm điện bên Cảng thì anh ở nhóm điện lạnh. Không chiều nào mà hai nhóm không nhậu quốc doanh và bọn mình đã biết nhau từ đó. Rồi sau này tôi lại là manager công ty, anh lại chủ công trình. Bọn mình rong ruỗi khắp nơi từ Xuân Thuỷ, Quảng ninh, Thanh hoá, Quảng bình, Sài gòn, Hà nội..., tôi đi trước dẫn đường, anh đi sau thực hiện công trình. Cái tình thân của thuở vui buồn, đói khổ có nhau, vẫn còn y nguyên cho đến bây giờ!

Và năm 2001. Tôi vừa ở Mỹ về, mấy anh em nhậu mừng gặp mặt thì anh báo tin dữ. Anh bị K đại tràng! Từ đó, anh sống trong sự chiến đấu với căn ác bịnh. Hơn mười năm hết Sài gòn, Đà nẵng đến nhà thương Huế, tôi luôn bên anh với mọi diễn biến bệnh tình. Rảnh là tôi đến anh. Lúc anh uống được, lúc anh không, nhưng cái đau râm ran trong bụng là thường trực. Cái chết đối với anh giờ rất vô thường. Chúng ta nói đến cái chết, cái sống một cách bình thường như kể một câu chuyện uống bia! Thế nhưng anh vẫn da diết với cuộc sống này. Khi chống chọi với cái đau kinh người thì anh mong chết. Vừa êm êm đã thấy anh khát khao muốn sống! Đầy ơi. Tôi còn nhớ những lúc mình bàn nhau hậu sự. Anh bảo tôi phải ở bên anh trong tang lễ. Viết và đọc điếu văn cho anh. Bây chừ đây. Từ nửa vòng trái đất tưởng nhớ anh. Viết cho anh những lời cuối cùng tiễn biệt. Làm sao viết được điếu văn?Làm sao đứng bên linh cữu? Làm sao tiễn anh về đến mộ huyệt? Cõi vĩnh hằng? Thôi đành lỡ hẹn cùng anh. Lần lỡ hẹn không bao giờ bồi đáp được!

Anh, Võ Đại Đầy, một người đồng sự năng nổ. Một người bạn chân tình. Chừ không còn thấy nữa dáng anh một tay ôm bụng, vẫn tươi vui nằm đón tôi tới thăm, kháo chuyện đất trời, chuyện tình đời, chuyện bạn bè bội bạc, buồn vui...


Thôi. Thế mà khoẻ Đầy ơi. Vứt mẹ hết cái âu sầu phiền muộn. Cái đau đớn rã rời. Đầy cứ bay đi xa chấp chới. Rồi sẽ lại gặp mình. Lại sẽ vui những câu chuyện xưa. Câu chuyện chỉ có hai đứa mình biết, hai đứa mình sẻ chia!...

Mượn một câu của nhạc sĩ TCS để tiễn Đầy, "... Bạn bè còn đó anh biết không anh? người tình còn đây anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh. Mặt trời còn lên. Khi bóng anh. Như cánh chim chìm xuống!..."

Thôi nhé, Đầy đi, vĩnh biệt!

Cali, 20.12.13, nhớ Võ Đại Đầy

Sunday, December 1, 2013

Đêm Đà lạt uống rượu một mình

không còn ai nữa
đám đông xa
ồn ã cũng xa...

đêm Đà lạt 
cái lạnh về
từ chiều
gió mơn man
thêm lạnh...
kéo cao chiếc áo ấm
thèm lang thang...



ngồi quán bình dân
bên cầu nhà đèn
nhớ quán bình dân đường 
Hai BàTrưng Sài gòn 
với Dũng...
ly rượu ấm như môi ai ấm
thơm...

đường vắng
lay lất gió
nhớ gió trên Blao
anh Sơn Núi
đêm lạnh lắm anh ngủ chưa?
gọi phone anh không bắt máy
vậy mà hôm qua
anh bảo ông cứ gọi tôi 
bất cứ khi nào...
buồn
lên đây sống với tôi
tôi quí
nhưng không được ngủ phòng tôi
vì tôi chỉ ngủ với sâu bọ
với rắn lục
cái mặt rắn lưu manh
nhưng tốt hơn người...

đêm nay
một mình uống rượu với Đà lạt 
mà không cô quạnh
vì biết có người
còn cô đơn hiu quạnh 
biết bao hơn
trong hố thẳm sâu 
cùng cực
tâm hồn

đêm cuối cùng
để
mai chia tay
Đà lạt
chắc còn nhớ cái sương lạnh
cái gió mơn man
nhớ Sông Ba, anh Cường, anh Ý
nhớ Đại Lào dốc Sơn Núi
thông vi vu ...
nhớ những đêm lang thang
một mình
ấm
với ly rượu đêm...

Đà lạt, 1.12.13, 
NQC

Đêm Đà lạt uống rượu một mình

không còn ai nữa
đám đông xa
ồn ã cũng xa...

đêm Đà lạt 
cái lạnh về
từ chiều
gió mơn man
thêm lạnh...
kéo cao chiếc áo ấm
thèm lang thang...



ngồi quán bình dân
bên cầu nhà đèn
nhớ quán bình dân đường 
Hai BàTrưng Sài gòn 
với Dũng...
ly rượu ấm như môi ai ấm
thơm...

đường vắng
lay lất gió
nhớ gió trên Blao
anh Sơn Núi
đêm lạnh lắm anh ngủ chưa?
gọi phone anh không bắt máy
vậy mà hôm qua
anh bảo ông cứ gọi tôi 
bất cứ khi nào...
buồn
lên đây sống với tôi
tôi quí
nhưng không được ngủ phòng tôi
vì tôi chỉ ngủ với sâu bọ
với rắn lục
cái mặt rắn lưu manh
nhưng tốt hơn người...

đêm nay
một mình uống rượu với Đà lạt 
mà không cô quạnh
vì biết có người
còn cô đơn hiu quạnh 
biết bao hơn
trong hố thẳm sâu 
cùng cực
tâm hồn

đêm cuối cùng
để
mai chia tay
Đà lạt
chắc còn nhớ cái sương lạnh
cái gió mơn man
nhớ Sông Ba, anh Cường, anh Ý
nhớ Đại Lào dốc Sơn Núi
thông vi vu ...
nhớ những đêm lang thang
một mình
ấm
với ly rượu đêm...

Đà lạt, 1.12.13, 
NQC

ĐINH CƯỜNG


Tôi quen Đinh Cường chưa lâu. Tôi gặp ĐC chưa nhiều. Tôi nhỏ hơn ĐC nhiều tuổi... Nhưng tôi yêu anh lâu lắm rồi. Tôi biết anh rất xưa. Như bao người yêu nhạc Trịnh, thương quê hương đau thương..., là biết anh!

Như vậy đó. Đến hơn nửa đời người tôi mới gặp anh. Và như. Anh đã quen tôi tự thuở nào rồi. Tôi. Ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Như. Từ lâu đã là bạn của anh...

ĐC cho tôi cái cảm giác ấy. Không một chút cách xa. Không một ly tuổi tác. Anh vẽ tôi và bảo tôi vẽ anh. Rồi anh khen chân tình. Chơn bắt nét hay lắm! Lần đầu run run. Anh động viên như bạn. Thật gần!

Hội an 2011 đã gắn chặt tôi vào anh.  ĐC hiền hoà, nhỏ nhẹ, và dường như một chút rụt rè nhút nhát.  Mà. Tôi thấy không như vậy. ĐC có cái sức mãnh liệt bên trong. Trong con người anh. Trong tác phẩm anh....
Bên anh nhiều hơn. Nhìn gần với từng mảng đời thường anh hơn. Tôi thấy ĐC như một con cù long yên hiền nhưng đầy oai mãnh. Và. Như một thiền sư. Ngộ. Anh ngộ giữa chợ đời. Giữa tuyết xa và rừng cô quạnh. 
Anh lại như đứa trẻ. Hồn nhiên cùng  lũ trẻ con đi hát đồng dao. 
Anh lớn lao? Hay anh nhỏ bé? Anh nổi tiếng? Hay anh tầm thường? Hình như ĐC đã vượt qua hết những ràng buộc đó. Anh nhẹ nhàng ung dung bước đi trong cõi đời này. Anh tan vào mỗi một con người bè bạn chung quanh. Và. Anh vẽ những gì anh thấy chung quanh. Say sưa. Rạo rực... Lúc này đây. Dường như ĐC muốn ôm hết bạn bè. Thiên nhiên. Cuộc đời vào giấy. Vào toile. Vào cái gì anh nhặt nhạnh chung quanh. Qua bàn tay tài hoa, nghệ sĩ của mình...

Tôi quen anh chưa lâu. Tôi gặp anh chưa nhiều. Tôi nhỏ hơn anh nhiều tuổi. Tôi là kẻ ngoại đạo trong văn chương. Thi ca. Tôi lại càng kẻ ngoại đạo trong  hội hoạ. Trong những mảng màu. Vậy mà bên anh. Tôi thấy mình là văn sĩ. Là nhà thơ. Và. nhất là. là hoạ sĩ. Bạn Đinh Cường!...

Chợt nhớ ngày xưa có lần hát hai bài nhạc tự sáng tác cho Trịnh Công Sơn nghe. Anh bảo. Bài sau Chơn viết hay hơn bài trước.... Các anh. Những người đã bước lên trên bước đường thường của cõi đời này. Hình như đều vậy. Như. Hôm qua. Tôi khoe Bửu Ý bài tản văn. Ông nói. Tôi không thể nào viết nhanh mà giỏi như ông! 

Những NGƯỜI LỚN tôi đã gặp, đã yêu, còn lại hôm nay như Đinh Cường. Như Bửu Ý. Đã cho tôi niềm vui và hạnh phúc xiết bao!

Tôi đã được cùng anh vẽ  thầy Tuệ Sỹ đêm qua. Và. Ngày mai lên Blao. Tôi sẽ được gặp  Nguyễn Đức Sơn. Sơn  Núi...

Làm sao tôi ngủ được...

KS Tulip Đà lạt, 29.11.13, NQC


    ĐC-NĐS-NQC

ĐINH CƯỜNG


Tôi quen Đinh Cường chưa lâu. Tôi gặp ĐC chưa nhiều. Tôi nhỏ hơn ĐC nhiều tuổi... Nhưng tôi yêu anh lâu lắm rồi. Tôi biết anh rất xưa. Như bao người yêu nhạc Trịnh, thương quê hương đau thương..., là biết anh!

Như vậy đó. Đến hơn nửa đời người tôi mới gặp anh. Và như. Anh đã quen tôi tự thuở nào rồi. Tôi. Ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Như. Từ lâu đã là bạn của anh...

ĐC cho tôi cái cảm giác ấy. Không một chút cách xa. Không một ly tuổi tác. Anh vẽ tôi và bảo tôi vẽ anh. Rồi anh khen chân tình. Chơn bắt nét hay lắm! Lần đầu run run. Anh động viên như bạn. Thật gần!

Hội an 2011 đã gắn chặt tôi vào anh.  ĐC hiền hoà, nhỏ nhẹ, và dường như một chút rụt rè nhút nhát.  Mà. Tôi thấy không như vậy. ĐC có cái sức mãnh liệt bên trong. Trong con người anh. Trong tác phẩm anh....
Bên anh nhiều hơn. Nhìn gần với từng mảng đời thường anh hơn. Tôi thấy ĐC như một con cù long yên hiền nhưng đầy oai mãnh. Và. Như một thiền sư. Ngộ. Anh ngộ giữa chợ đời. Giữa tuyết xa và rừng cô quạnh. 
Anh lại như đứa trẻ. Hồn nhiên cùng  lũ trẻ con đi hát đồng dao. 
Anh lớn lao? Hay anh nhỏ bé? Anh nổi tiếng? Hay anh tầm thường? Hình như ĐC đã vượt qua hết những ràng buộc đó. Anh nhẹ nhàng ung dung bước đi trong cõi đời này. Anh tan vào mỗi một con người bè bạn chung quanh. Và. Anh vẽ những gì anh thấy chung quanh. Say sưa. Rạo rực... Lúc này đây. Dường như ĐC muốn ôm hết bạn bè. Thiên nhiên. Cuộc đời vào giấy. Vào toile. Vào cái gì anh nhặt nhạnh chung quanh. Qua bàn tay tài hoa, nghệ sĩ của mình...

Tôi quen anh chưa lâu. Tôi gặp anh chưa nhiều. Tôi nhỏ hơn anh nhiều tuổi. Tôi là kẻ ngoại đạo trong văn chương. Thi ca. Tôi lại càng kẻ ngoại đạo trong  hội hoạ. Trong những mảng màu. Vậy mà bên anh. Tôi thấy mình là văn sĩ. Là nhà thơ. Và. nhất là. là hoạ sĩ. Bạn Đinh Cường!...

Chợt nhớ ngày xưa có lần hát hai bài nhạc tự sáng tác cho Trịnh Công Sơn nghe. Anh bảo. Bài sau Chơn viết hay hơn bài trước.... Các anh. Những người đã bước lên trên bước đường thường của cõi đời này. Hình như đều vậy. Như. Hôm qua. Tôi khoe Bửu Ý bài tản văn. Ông nói. Tôi không thể nào viết nhanh mà giỏi như ông! 

Những NGƯỜI LỚN tôi đã gặp, đã yêu, còn lại hôm nay như Đinh Cường. Như Bửu Ý. Đã cho tôi niềm vui và hạnh phúc xiết bao!

Tôi đã được cùng anh vẽ  thầy Tuệ Sỹ đêm qua. Và. Ngày mai lên Blao. Tôi sẽ được gặp  Nguyễn Đức Sơn. Sơn  Núi...

Làm sao tôi ngủ được...

KS Tulip Đà lạt, 29.11.13, NQC


    ĐC-NĐS-NQC

Về Lạc Lâm với Đinh Cường-Bửu Ý

Về nước bày tranh lần này Đinh Cường rất vui. Trên gác Trịnh thành phố  Huế hay gallery Đào Nguyên Dạ Thảo Đà lạt, ông đều có bạn bè đến thật đông. Đủ mặt anh tài khắp nơi từ Huế  Sài gòn Đà nẵng Phú yên Đà lạt Pháp Ý Hoa kỳ...như Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận, Võ Xuân Huy, Võ Quê, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phạm Tấn Hầu, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh, bác sĩ Hồ Phan Hà và nhóm bạn từ Texas, Nguyễn Lệ Uyên, Khuất Đẩu, Đỗ Tư Nghĩa, Siphani , Elena..., và đặc biệt, có cả thầy Tuệ Sỹ đến thăm...

Những ngày ồn ả với bè bạn dần qua. Hoạ sĩ muốn trở về lại với riêng mình. Với ký ức. Hoài niệm. Và, với những tháng ngày tuổi trẻ hoang đàng, mộng mơ, phiêu bạt...

Đinh Cường muốn về thăm lại Lạc Lâm xưa. Bên bóng nhà thờ Dran, nghe tiếng lộc cộc ngựa thồ. Lắng trong núi đồi Lạc Lâm huyền mặc với những vườn su trĩu quả và với người bạn thân TCS, những ngày nằm co ro ngắm  mưa Lạc Lâm, Kado, nghe gió Dran ào qua khe núi..., thuở đó, ngày ấy, 50 năm xưa...




Nguyễn Dương Quang, Nguyễn Sông Ba, hai người bạn văn nghệ gốc nguyên sơ Đà lạt nhiệt tình lo cho chuyến đi anh.

Từ Blao thăm Sơn Núi trở về. Đơn Dương chiều đã xuống. Gió đại ngàn đã từng cơn thổi lạnh. Chúng tôi qua Lạc Lâm. Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo..., ĐC khuôn mặt như nở ra. Hớn hở như đứa con đi xa trở về nhà. Mà. Đúng chớ còn chi. Lúc ở. Gã thanh niên 24. Mộng mị. Lãng mơ. Chừ về. Năm mươi năm, chàng, kẻ lãng du, bước chân giang hồ đã chậm... 

Dưới ngọn đồi Lạc Lâm, trước nhà thờ xưa đó trên đỉnh đồi Golgotha đức Giêsu vẫn trên thập tự giá.  Vẫn nghe đâu đây tiếng vó ngựa lộc cộc đưa hai chàng trai trẻ lãng mơ ĐC, TCS đến bưu điện Dran gởi những bức tình thư về Huế. Để bây giờ. Thành vĩnh viễn với đời...




Bữa cơm tối nhẹ nhàng ở Đơn Dương. Đinh Cường như vẫn còn lơ mơ lắm. Tôi thấy ông trẻ, rất trẻ. Tôi thấy ông sung, rất sung. Hình như ông đang ăn hoài niệm. Đang uống quá khứ. Ông nói với tôi. Những ngọn đồi. Những khu rừng. Những nhà thờ. Chơn thấy không. Đẹp vô cùng. Và. Mình nhớ Sơn...

Nơi đây. Những đêm 64.  Mình cùng Sơn với chiếc xe Jeep của Thọ, người bạn từ Paris về làm đồn điền, xuống Đà lạt cuối tuần vào phòng trà Night club,Tulip uống rượu nghe ca. Và. Mình nhận ra Khánh Ly. Nguyễn Thị Lệ Mai với chất giọng trong vắt, liêu trai..., để rồi giọng ca đó cùng với thanh điệu TCS, đã đi vào đời, đã tan vào không gian huyền thoại, mang mang trong dấu địa đàng...

Ghé thăm căn nhà gỗ xưa. Nơi Nguyễn Đức Sơn sống trời niên thiếu. Thời Sao Trên Rừng. Thăm nhà thờ Cầu Đất. Thăm con đường đất nhỏ dẫn lên đồi Dran, như để nghe câu chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa...




Đỉnh  đèo Dran giữa sương đêm gió hú. Đinh Cường. Bửu Ý. Bên nhau nhìn về thung lũng Đà lạt thấp thoáng ánh đèn. Đốm thuốc trên môi Bửu Ý sáng lên. Tôi thấy. Những hạt sương đọng trong khoé mắt các anh, buồn. 

Kìa, gió vẫn mơn man lạnh. Một áng mây sà xuống thấp. Rất thấp quanh tôi...

Lạc Lâm, kỷ niệm với ĐC, BY, 30.11.13
NQC




Về Lạc Lâm với Đinh Cường-Bửu Ý

Về nước bày tranh lần này Đinh Cường rất vui. Trên gác Trịnh thành phố  Huế hay gallery Đào Nguyên Dạ Thảo Đà lạt, ông đều có bạn bè đến thật đông. Đủ mặt anh tài khắp nơi từ Huế  Sài gòn Đà nẵng Phú yên Đà lạt Pháp Ý Hoa kỳ...như Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận, Võ Xuân Huy, Võ Quê, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phạm Tấn Hầu, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh, bác sĩ Hồ Phan Hà và nhóm bạn từ Texas, Nguyễn Lệ Uyên, Khuất Đẩu, Đỗ Tư Nghĩa, Siphani , Elena..., và đặc biệt, có cả thầy Tuệ Sỹ đến thăm...

Những ngày ồn ả với bè bạn dần qua. Hoạ sĩ muốn trở về lại với riêng mình. Với ký ức. Hoài niệm. Và, với những tháng ngày tuổi trẻ hoang đàng, mộng mơ, phiêu bạt...

Đinh Cường muốn về thăm lại Lạc Lâm xưa. Bên bóng nhà thờ Dran, nghe tiếng lộc cộc ngựa thồ. Lắng trong núi đồi Lạc Lâm huyền mặc với những vườn su trĩu quả và với người bạn thân TCS, những ngày nằm co ro ngắm  mưa Lạc Lâm, Kado, nghe gió Dran ào qua khe núi..., thuở đó, ngày ấy, 50 năm xưa...




Nguyễn Dương Quang, Nguyễn Sông Ba, hai người bạn văn nghệ gốc nguyên sơ Đà lạt nhiệt tình lo cho chuyến đi anh.

Từ Blao thăm Sơn Núi trở về. Đơn Dương chiều đã xuống. Gió đại ngàn đã từng cơn thổi lạnh. Chúng tôi qua Lạc Lâm. Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo..., ĐC khuôn mặt như nở ra. Hớn hở như đứa con đi xa trở về nhà. Mà. Đúng chớ còn chi. Lúc ở. Gã thanh niên 24. Mộng mị. Lãng mơ. Chừ về. Năm mươi năm, chàng, kẻ lãng du, bước chân giang hồ đã chậm... 

Dưới ngọn đồi Lạc Lâm, trước nhà thờ xưa đó trên đỉnh đồi Golgotha đức Giêsu vẫn trên thập tự giá.  Vẫn nghe đâu đây tiếng vó ngựa lộc cộc đưa hai chàng trai trẻ lãng mơ ĐC, TCS đến bưu điện Dran gởi những bức tình thư về Huế. Để bây giờ. Thành vĩnh viễn với đời...




Bữa cơm tối nhẹ nhàng ở Đơn Dương. Đinh Cường như vẫn còn lơ mơ lắm. Tôi thấy ông trẻ, rất trẻ. Tôi thấy ông sung, rất sung. Hình như ông đang ăn hoài niệm. Đang uống quá khứ. Ông nói với tôi. Những ngọn đồi. Những khu rừng. Những nhà thờ. Chơn thấy không. Đẹp vô cùng. Và. Mình nhớ Sơn...

Nơi đây. Những đêm 64.  Mình cùng Sơn với chiếc xe Jeep của Thọ, người bạn từ Paris về làm đồn điền, xuống Đà lạt cuối tuần vào phòng trà Night club,Tulip uống rượu nghe ca. Và. Mình nhận ra Khánh Ly. Nguyễn Thị Lệ Mai với chất giọng trong vắt, liêu trai..., để rồi giọng ca đó cùng với thanh điệu TCS, đã đi vào đời, đã tan vào không gian huyền thoại, mang mang trong dấu địa đàng...

Ghé thăm căn nhà gỗ xưa. Nơi Nguyễn Đức Sơn sống trời niên thiếu. Thời Sao Trên Rừng. Thăm nhà thờ Cầu Đất. Thăm con đường đất nhỏ dẫn lên đồi Dran, như để nghe câu chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa...




Đỉnh  đèo Dran giữa sương đêm gió hú. Đinh Cường. Bửu Ý. Bên nhau nhìn về thung lũng Đà lạt thấp thoáng ánh đèn. Đốm thuốc trên môi Bửu Ý sáng lên. Tôi thấy. Những hạt sương đọng trong khoé mắt các anh, buồn. 

Kìa, gió vẫn mơn man lạnh. Một áng mây sà xuống thấp. Rất thấp quanh tôi...

Lạc Lâm, kỷ niệm với ĐC, BY, 30.11.13
NQC




Friday, November 29, 2013

Đà Lạt,

dã quỳ hoa vàng
sáng lên những triền đồi hoang vắng
Đà lạt mùa cuối năm
gió lạnh se bay...

đêm lang thang bên bờ hồ thanh lắng
ánh đèn lay lắt vàng
nhành đào khô chờ ươm búp hoa
đón tết
ta chờ em
mùa xuân sắp đến
bâng khuâng....

căn nhà thờ trên đồi cao trầm mặc
tiếng chuông lưng chừng thong thả buông
nhớ nhà thờ Dran
trong tranh nhỏ Đinh Cường
nhớ bên em
nguyện cầu
tình yêu
như sám hối...

Đà lạt trôi trong sương 
cái lạnh chen vào cổ áo
mơn man trên mắt môi
trên đôi bàn tay...

mùi khoai lang nướng bay
đôi tình nhân như men say
nụ cười tung lên trời đêm
đêm ấm lại...

hồn ta mê mãi
dã quỳ vàng
đèn đêm vàng
lang thang...
nhớ...

Tản mạn ĐL, về từ phòng triễn lãm tranh hoạ sĩ ĐC, 28.11.13

Đà Lạt,

dã quỳ hoa vàng
sáng lên những triền đồi hoang vắng
Đà lạt mùa cuối năm
gió lạnh se bay...

đêm lang thang bên bờ hồ thanh lắng
ánh đèn lay lắt vàng
nhành đào khô chờ ươm búp hoa
đón tết
ta chờ em
mùa xuân sắp đến
bâng khuâng....

căn nhà thờ trên đồi cao trầm mặc
tiếng chuông lưng chừng thong thả buông
nhớ nhà thờ Dran
trong tranh nhỏ Đinh Cường
nhớ bên em
nguyện cầu
tình yêu
như sám hối...

Đà lạt trôi trong sương 
cái lạnh chen vào cổ áo
mơn man trên mắt môi
trên đôi bàn tay...

mùi khoai lang nướng bay
đôi tình nhân như men say
nụ cười tung lên trời đêm
đêm ấm lại...

hồn ta mê mãi
dã quỳ vàng
đèn đêm vàng
lang thang...
nhớ...

Tản mạn ĐL, về từ phòng triễn lãm tranh hoạ sĩ ĐC, 28.11.13

Thursday, November 28, 2013

Chuyện kể về bức hình Đạt Ma Đinh Cường,


Cà phê Tùng Đà lạt. Một sáng mùa đông. Đinh Cường cùng anh em bè bạn ngồi vui nhớ về kỷ niệm. Bỗng bước vào một dị nhân râu tóc lòm xòm như từ núi cao bước xuống. Hắn là MPK. Micheal Phước khùng. Nhà chụp ảnh nổi tiếng ĐL. Hắn lôi ĐC ra một góc ngồi bên cửa ra vào. Nơi ngày xưa Phạm Công Thiện thường ngồi và chụp. Chụp. Chụp. 

Tôi bước ra phía trước chụp vào bằng iphone. Tấm cửa kính với nét nhạt nhoà bỗng vẽ nên chân dung ĐC như một thiền sư. 


Mang vào khoe. Mọi người bảo Đạt Ma Đinh Cường Đà Lạt.

NQC 28.11.13, Đà lạt

Chuyện kể về bức hình Đạt Ma Đinh Cường,


Cà phê Tùng Đà lạt. Một sáng mùa đông. Đinh Cường cùng anh em bè bạn ngồi vui nhớ về kỷ niệm. Bỗng bước vào một dị nhân râu tóc lòm xòm như từ núi cao bước xuống. Hắn là MPK. Micheal Phước khùng. Nhà chụp ảnh nổi tiếng ĐL. Hắn lôi ĐC ra một góc ngồi bên cửa ra vào. Nơi ngày xưa Phạm Công Thiện thường ngồi và chụp. Chụp. Chụp. 

Tôi bước ra phía trước chụp vào bằng iphone. Tấm cửa kính với nét nhạt nhoà bỗng vẽ nên chân dung ĐC như một thiền sư. 


Mang vào khoe. Mọi người bảo Đạt Ma Đinh Cường Đà Lạt.

NQC 28.11.13, Đà lạt

Wednesday, November 27, 2013

Chuyện nghệ sĩ,

Đinh Cường về bày tranh tại gác Trịnh Huế từ 22-25/11. Ông và Bửu Ý vào ĐN chơi ngày 26 để chiều 27 bay lên Đà lạt.

Sáng 27/11,  ăn sáng uống cà phê cùng chị NTT, một trong thập đại mỹ nhân Huế những năm 60 và là bạn chí thân của ĐC, TCS, BY.

Tuổi tác không miễn trừ ai. Hai ông anh tài hoa của tôi ngày nào cũng đã bước đi chậm. Nói cười chậm. Ăn uống chậm. Đoá hoa tươi thắm của đất thần kinh năm nào cũng vừa qua một cuộc đại phẫu tim và đang tự tìm một góc bình yên thiền định dưỡng sinh...

Tuổi có già bao nhiêu nhưng kỷ niệm thời tuổi trẻ luôn sáng tươi mới rợi. Chuyện hôm qua thì quên chứ chuyện 20 năm về trước thì nhớ như in.

Ngồi nghe các anh chị kể chuyện xưa với những tình bạn đẹp đẽ trong sáng mà lòng thầm mong ước...

ĐC bỗng lấy giấy bút ra vẽ người xưa. Quán cà phê  đẹp. Người xưa đây. Đố hoạ sĩ nào cầm lòng không động cọ...


                 


ĐC phác những nét chì tài hoa. Rồi thấy ông nhìn quanh. Tay chấm vào xác cà phê bôi vào tóc, chấm nước trà trên bàn lấy màu nâu trên cổ, trên vai, chút nước màu người xưa không dùng gạt ra trên chén. Ông chấm tay vẽ màu môi, màu hoa trên áo...
Những người phục vụ thấy lạ vây quanh xem hoạ sĩ vẽ. Chiếc foulard người xưa có màu tím. Trên bàn lấy đâu màu tím. Hoạ sĩ cầu cứu, mấy cháu tìm cho bác chút màu tím, các cháu nháo nhác biết tìm đâu!

Tôi bước quanh vườn. Kìa, một nhành lan hồ điệp treo trên cao màu tím tươi roi rói..., tôi lén ngắt một đoá. Màu tím đây rồi. Hoạ sĩ tươi hẳn lên. Bức tranh hoàn chỉnh với những màu tự nhiên chung quanh...

Bức tranh đẹp hồn nhiên và chan chứa bao tình!...



NQC, 28/11/13

Chuyện nghệ sĩ,

Đinh Cường về bày tranh tại gác Trịnh Huế từ 22-25/11. Ông và Bửu Ý vào ĐN chơi ngày 26 để chiều 27 bay lên Đà lạt.

Sáng 27/11,  ăn sáng uống cà phê cùng chị NTT, một trong thập đại mỹ nhân Huế những năm 60 và là bạn chí thân của ĐC, TCS, BY.

Tuổi tác không miễn trừ ai. Hai ông anh tài hoa của tôi ngày nào cũng đã bước đi chậm. Nói cười chậm. Ăn uống chậm. Đoá hoa tươi thắm của đất thần kinh năm nào cũng vừa qua một cuộc đại phẫu tim và đang tự tìm một góc bình yên thiền định dưỡng sinh...

Tuổi có già bao nhiêu nhưng kỷ niệm thời tuổi trẻ luôn sáng tươi mới rợi. Chuyện hôm qua thì quên chứ chuyện 20 năm về trước thì nhớ như in.

Ngồi nghe các anh chị kể chuyện xưa với những tình bạn đẹp đẽ trong sáng mà lòng thầm mong ước...

ĐC bỗng lấy giấy bút ra vẽ người xưa. Quán cà phê  đẹp. Người xưa đây. Đố hoạ sĩ nào cầm lòng không động cọ...


                 


ĐC phác những nét chì tài hoa. Rồi thấy ông nhìn quanh. Tay chấm vào xác cà phê bôi vào tóc, chấm nước trà trên bàn lấy màu nâu trên cổ, trên vai, chút nước màu người xưa không dùng gạt ra trên chén. Ông chấm tay vẽ màu môi, màu hoa trên áo...
Những người phục vụ thấy lạ vây quanh xem hoạ sĩ vẽ. Chiếc foulard người xưa có màu tím. Trên bàn lấy đâu màu tím. Hoạ sĩ cầu cứu, mấy cháu tìm cho bác chút màu tím, các cháu nháo nhác biết tìm đâu!

Tôi bước quanh vườn. Kìa, một nhành lan hồ điệp treo trên cao màu tím tươi roi rói..., tôi lén ngắt một đoá. Màu tím đây rồi. Hoạ sĩ tươi hẳn lên. Bức tranh hoàn chỉnh với những màu tự nhiên chung quanh...

Bức tranh đẹp hồn nhiên và chan chứa bao tình!...



NQC, 28/11/13

Già và thọ,

Chưa bao giờ mình thấy nhiều bài vở nói về tuổi già như thời chừ. Từ ông cựu thủ tướng nước Tàu đến các nhà văn, nhà "tư tưởng", các bác sĩ trong nước..., khuyên người già phải sống thế nào cho sướng, cho khỏi buồn, cho khoẻ. Ăn cái chi, uống cái gì, vận động ra sao...

Hình như ngày nào mở email ra cũng có một vài bài đề cập đến tuổi già do bạn bè tứ phương gởi tới. Bài mô cũng hay, bài nào cũng sâu sắc! Đọc, thấy già mà biết sống như vậy thì khoẻ hơn nhiều so với bọn trẻ!

Mình đây già chưa không biết, nhưng thấy hình như cái đầu đã già so với cái thân.
Cái đầu già vì mình đã không còn hứng thú ra đường xem náo nhiệt. Không hứng thú party này, nhà hàng nọ. Thích nằm nhà đọc lai rai, nhắp ly rượu lai rai, email lai rai...thích ngồi quán cóc nói chuyện thế sự với một vài thằng bạn thân. Mở TV ra thấy phim ảnh yêu đương mùi mẫn éo le thì tắt. Chỉ xem được mấy chương trình nation geographic, hoặc true sport của nước ngoài, hoặc tin tức quốc tế.

Cái thân chưa già vì vẫn còn bơi biển đều đều vài trăm mét mỗi sáng sớm. Vẫn đi bộ sân golf nhanh hơn các bạn trẻ. Vẫn liếc mắt nhìn mấy cô gái đẹp người, thiếu vải mà ước phải chi mình mới U40! Khám sức khoẻ định kỳ vẫn chưa thấy biểu hiện gì của sự "suy thoái". Chỉ cái men gan là hơi cao, cái cholesteron cũng cao một chút. Mà mấy cái ni thấp xỉn thì chỉ nên đi tu. Sống làm gì!
...
Người đời nghĩ cũng hay thật! Lúc trẻ thì phá sức. Lúc già thì co ro giữ. Lúc sống thì đối xử nhau không ra gì. Lúc  chết thì viếng bạc, viếng tiền, khóc thương cúng vái!
Thấy một số cụ thượng thọ nghĩ mà kinh. Nằm một chỗ hành người thân ra bả.

Mình nghĩ, vốn đã sinh trên đời thì làm sao trả đủ trách nhiệm với đời. Đó là hiếu để với mẹ cha. Chăm lo vợ chồng con cái. Góp phần tốt với nhân quần xã hội. Giữ cuộc sống đủ đầy. Không co kéo. Không buông thả. Không lãng phí. Không bòn rút. Không hại người. Làm được những điều đó rồi, thì đến khi không còn sức nữa, khi các nơ rông thần kinh mới bắt đầu lão hoá thì chết là sướng nhất. Là đúng nhất.

Bạn mình bảo. Lúc đó ông cần sống để hưởng thụ những gì ông đã tích luỹ trong quãng đời trai trẻ của ông chứ! Mà thử hỏi. Nếu tôi thấy đã hưởng đủ cho tôi rồi thì thèm muốn nữa mà chi! Sống thêm nữa cũng ăn mấy thứ mình đã ăn, cũng thở mấy thứ mình đã thở. Thì. Thêm năm mười năm nữa liệu có thêm khoái hoạt? Đặc biệt, nếu đi khám bệnh thấy cái chi cũng cao so với tiêu chuẩn thì bác sĩ lại phải bắt kiêng đủ thứ. Không được ăn cái thích ăn. Không được uống cái thích uống. Không được chơi cái thích chơi.Thì liệu sống thêm vài năm, vài chục năm có sướng khoái gì?!

Nhiều người lại bảo. Ông phải sống để thấy con cái lớn khôn thành đạt. Cháu chít khoẻ tươi rạng rỡ chứ! Ủa, nuôi con là mình, còn đến khi trưởng thành lại khác. Mong con thành đạt hạnh phúc nhưng chuyện đời là của chúng. Trời cho chứ mình muốn có được đâu! Rủi chúng có phần đời vất vả, bất hạnh. Mình vẫn còn sống mà bất lực nhìn chúng bươn chải. Liệu sống vậy có vui ?!

Nên mình nghĩ. Cuộc sống cũng tốt đẹp thật. Quí giá thật. Nhưng cũng đừng tham lam thọ quá phỏng có ích gì. Sau tuổi 60. Xếp cuộc  đời rong ruổi lại. Còn cái nợ chi chưa trả thì ráng trả cho xong. Mà không xong cũng thế thôi. Không nuối tiếc. Không bấu víu. Rồi xin được trời thương cho nhẹ nhàng vĩnh viễn ra đi!

Rứa là sướng nhất!

NQC, Đà lạt, tháng 11, 2013


    Bửu Ý-Nguyễn Quang Chơn- Đinh Cường 26.11.13

Già và thọ,

Chưa bao giờ mình thấy nhiều bài vở nói về tuổi già như thời chừ. Từ ông cựu thủ tướng nước Tàu đến các nhà văn, nhà "tư tưởng", các bác sĩ trong nước..., khuyên người già phải sống thế nào cho sướng, cho khỏi buồn, cho khoẻ. Ăn cái chi, uống cái gì, vận động ra sao...

Hình như ngày nào mở email ra cũng có một vài bài đề cập đến tuổi già do bạn bè tứ phương gởi tới. Bài mô cũng hay, bài nào cũng sâu sắc! Đọc, thấy già mà biết sống như vậy thì khoẻ hơn nhiều so với bọn trẻ!

Mình đây già chưa không biết, nhưng thấy hình như cái đầu đã già so với cái thân.
Cái đầu già vì mình đã không còn hứng thú ra đường xem náo nhiệt. Không hứng thú party này, nhà hàng nọ. Thích nằm nhà đọc lai rai, nhắp ly rượu lai rai, email lai rai...thích ngồi quán cóc nói chuyện thế sự với một vài thằng bạn thân. Mở TV ra thấy phim ảnh yêu đương mùi mẫn éo le thì tắt. Chỉ xem được mấy chương trình nation geographic, hoặc true sport của nước ngoài, hoặc tin tức quốc tế.

Cái thân chưa già vì vẫn còn bơi biển đều đều vài trăm mét mỗi sáng sớm. Vẫn đi bộ sân golf nhanh hơn các bạn trẻ. Vẫn liếc mắt nhìn mấy cô gái đẹp người, thiếu vải mà ước phải chi mình mới U40! Khám sức khoẻ định kỳ vẫn chưa thấy biểu hiện gì của sự "suy thoái". Chỉ cái men gan là hơi cao, cái cholesteron cũng cao một chút. Mà mấy cái ni thấp xỉn thì chỉ nên đi tu. Sống làm gì!
...
Người đời nghĩ cũng hay thật! Lúc trẻ thì phá sức. Lúc già thì co ro giữ. Lúc sống thì đối xử nhau không ra gì. Lúc  chết thì viếng bạc, viếng tiền, khóc thương cúng vái!
Thấy một số cụ thượng thọ nghĩ mà kinh. Nằm một chỗ hành người thân ra bả.

Mình nghĩ, vốn đã sinh trên đời thì làm sao trả đủ trách nhiệm với đời. Đó là hiếu để với mẹ cha. Chăm lo vợ chồng con cái. Góp phần tốt với nhân quần xã hội. Giữ cuộc sống đủ đầy. Không co kéo. Không buông thả. Không lãng phí. Không bòn rút. Không hại người. Làm được những điều đó rồi, thì đến khi không còn sức nữa, khi các nơ rông thần kinh mới bắt đầu lão hoá thì chết là sướng nhất. Là đúng nhất.

Bạn mình bảo. Lúc đó ông cần sống để hưởng thụ những gì ông đã tích luỹ trong quãng đời trai trẻ của ông chứ! Mà thử hỏi. Nếu tôi thấy đã hưởng đủ cho tôi rồi thì thèm muốn nữa mà chi! Sống thêm nữa cũng ăn mấy thứ mình đã ăn, cũng thở mấy thứ mình đã thở. Thì. Thêm năm mười năm nữa liệu có thêm khoái hoạt? Đặc biệt, nếu đi khám bệnh thấy cái chi cũng cao so với tiêu chuẩn thì bác sĩ lại phải bắt kiêng đủ thứ. Không được ăn cái thích ăn. Không được uống cái thích uống. Không được chơi cái thích chơi.Thì liệu sống thêm vài năm, vài chục năm có sướng khoái gì?!

Nhiều người lại bảo. Ông phải sống để thấy con cái lớn khôn thành đạt. Cháu chít khoẻ tươi rạng rỡ chứ! Ủa, nuôi con là mình, còn đến khi trưởng thành lại khác. Mong con thành đạt hạnh phúc nhưng chuyện đời là của chúng. Trời cho chứ mình muốn có được đâu! Rủi chúng có phần đời vất vả, bất hạnh. Mình vẫn còn sống mà bất lực nhìn chúng bươn chải. Liệu sống vậy có vui ?!

Nên mình nghĩ. Cuộc sống cũng tốt đẹp thật. Quí giá thật. Nhưng cũng đừng tham lam thọ quá phỏng có ích gì. Sau tuổi 60. Xếp cuộc  đời rong ruổi lại. Còn cái nợ chi chưa trả thì ráng trả cho xong. Mà không xong cũng thế thôi. Không nuối tiếc. Không bấu víu. Rồi xin được trời thương cho nhẹ nhàng vĩnh viễn ra đi!

Rứa là sướng nhất!

NQC, Đà lạt, tháng 11, 2013


    Bửu Ý-Nguyễn Quang Chơn- Đinh Cường 26.11.13

Sunday, November 24, 2013

NHỚ BẠN NGÀY MƯA,

Một chút mưa bỗng tái tê,
Một chút lành lạnh chừng về mùa đông!
Mênh mông lòng trĩu. Mênh mông,
Nghe như giọt đắng rơi trong lòng mình!...

Mưa hiu hiu hắt chập chùng,
Gió phơ phơ phất mịt mùng khói xa,
Lất lay trong cõi ta bà,
Ta ngồi nhớ bạn. Là đà rượu say...

Người xa tít tắp chân mây,
Giọt mưa như thả vào đây nỗi buồn!
Thì thôi. Vẫn cứ rượu suông!
Thì thôi. Vẫn cứ tang bồng gió lay!...
Nhấp môi. Một chút cay cay!...

ĐN, 25.11.13 mưa buồn nhớ bạn uống rượu, tặng PD.

NHỚ BẠN NGÀY MƯA,

Một chút mưa bỗng tái tê,
Một chút lành lạnh chừng về mùa đông!
Mênh mông lòng trĩu. Mênh mông,
Nghe như giọt đắng rơi trong lòng mình!...

Mưa hiu hiu hắt chập chùng,
Gió phơ phơ phất mịt mùng khói xa,
Lất lay trong cõi ta bà,
Ta ngồi nhớ bạn. Là đà rượu say...

Người xa tít tắp chân mây,
Giọt mưa như thả vào đây nỗi buồn!
Thì thôi. Vẫn cứ rượu suông!
Thì thôi. Vẫn cứ tang bồng gió lay!...
Nhấp môi. Một chút cay cay!...

ĐN, 25.11.13 mưa buồn nhớ bạn uống rượu, tặng PD.

Thursday, October 31, 2013

KỶ NIỆM “MẮT EM DÌU DỊU BUỒN TÂY PHƯƠNG…” VỚI NHÀ THƠ QUANG DŨNG


   Thơ Quang Dũng từ lâu đã thấm sâu trong lòng giới học sinh, sinh viên miền Nam trước 1975. Đặc biệt khi tập Văn học, số dành cho Quang Dũng, với hình chân dung ông ở góc trái bìa tạp chí, trẻ đẹp với hàng lông mày đậm và bộ ria mép rất hào hoa, đã làm những người trẻ tuổi trong một đất nước bị chia cắt, yêu quê hương, yêu cái hào khí bi hùng, mắt trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm (*)…của chúng tôi thêm ngưỡng mộ ông và lòng luôn chờ mong đến ngày "hết rồi chinh chiến cũ", để gặp thần tượng của mình…

   1980, tôi được ra thực tập tốt nghiệp tại  đại học bách khoa Hà nội. Ước mơ sẽ được diện kiến những người mình yêu thích trong giới văn học nghệ thuật nẩy mầm từ đó.

   Qua nhạc sĩ Tạ Tấn, tôi biết nơi ở nhà thơ Quang Dũng tại một căn biệt thự Tây trên đường Bà Triệu.

   Tạp chí văn học trên tay, tôi đến nhà ông một buổi chiều tháng ba, mưa phùn lất phất bụi…, gia đình ông ở tầng trên cùng của căn biệt thự cũ này với diện tích ước chừng 20 m2, có cơi thêm một gác xếp, có màn vải che ngăn với phòng khách bên ngoài...

   Căn buồng ở chật, đơn sơ không bếp, một bức hoành phi thả trên nền nhà làm nơi tiếp khách, trên tường treo hai bức tranh màu nước của ông nhìn rất thích, một bức hình như tên đường làng, một bức hình như tên gốc bàng, mà lâu quá tôi không nhớ rõ.

   Nhà thơ đi vắng. Vợ nhà thơ, một phụ nữ nhỏ bé, hiền lành, dáng lam lũ tiếp tôi. Một lát, người con gái đầu của Quang Dũng mà sau tôi thân, tên Phương Hạ, đi học về, mời tôi dùng nước và tiếp chuyện tôi. Phương Hạ lúc ấy đang học trường sư phạm 10+2.  Căn phòng bay nồng  mùi  thuốc bắc, Hạ bảo người chị dâu mới sinh đứa con đầu lòng, như vậy cả một gia đình 7 người lớn nhỏ tá túc nơi đây….

   Chờ mãi không thấy Quang Dũng về. Chia tay gia đình với niềm thất vọng.

   Vài ngày sau,  một buổi chiều cuối tuần tôi lại đến nhà ông, cũng chỉ Phương Hạ tiếp tôi, ông lại đi vắng, tôi gởi lại tập Văn học mang theo cùng bài thơ mộc mạc, ngô nghê của mình viết cho nhà thơ, thổ lộ nỗi lòng của người trẻ tuổi miền Nam ngưỡng mộ đến thăm mà không gặp, ngoài trời vẫn mưa bay….

   Và lần thứ ba tôi tới nhà thì được gặp ông. Quả không phụ lòng ước mơ. Quang Dũng đẹp người và cao to như một ông Tây. Ông hiền hậu, điềm đạm pha trà mời tôi. Tôi liến thoắng nói về những say mê của giới trẻ miền Nam đối với thơ ông. Q.D dường như muốn lãng tránh đề tài này. Tôi ái ngại về sinh hoạt của ông trong căn phòng chật hẹp. Ông bảo, bức hoành phi này vừa là nơi tiếp khách vừa là chỗ ông nằm. Xưa cũng có bàn, có ghế nhưng dần dần phải chẻ làm củi đun. Tôi hỏi bếp thì bếp dùng chung ở phía sân thượng trước căn phòng. Muốn hỏi với ông nhiều về những “nghi án” thơ ông mà trong miền Nam nhiều sách báo đề cập nhưng ông đều né tránh. Ông tặng tôi tập thơ in chung với Trần Lê Văn, trong đó có bài Mây đầu ô và bài Đôi mắt người Sơn Tây nhưng đã sửa câu “mắt em dìu dịu buồn Tây phương” thành “mắt em trong như nước giếng làng”.
   Tôi hỏi nhà thơ Quang Dũng về dìu dịu buồn Tây phương là gì, ông không trả lời mà mắt nhìn xa xăm như “u uẩn”…

   Tôi thưa với nhà thơ. Nếu sau này em có con trai đầu lòng, xin cho em đặt tên cháu là Quang Dũng. Tôi thấy mắt ông sáng lên niềm vui. Ông cám ơn tôi. Trời. Tôi phải cám ơn ông mới phải khi con trai tôi được vinh dự mang tên ông, nhà thơ tài hoa bậc nhất trong tâm hồn tuổi trẻ thế hệ chúng tôi!...

   Một chiều thứ bảy ông rủ tôi đạp xe về Sơn Tây. Ông nói chỉ cách Hà nội khoảng 30 cây số. Hồi đó tôi chỉ mang xe đạp ra Hà nội, nhưng với sức thanh niên mà lại được nhà thơ rủ về nơi đầy mơ ước trong tâm hồn trong trắng của kẻ ngưỡng mộ ông thì còn gì bằng. Và chúng tôi mỗi người đạp xe đi. Đường lên Sơn Tây hồi đó còn…hiền lắm . Quán sá thưa thớt. Xe cộ không nhiều…

   Ông hướng dẫn tôi lên chùa Tây phương. Chùa lúc đó rất cổ kính, hoang sơ, tĩnh mịch, trên một ngọn đồi giữa một vùng quê yên lắng. Vị sư trụ trì quen biết ông lắm, mời chúng tôi uống trà và ăn kẹo lạc. Trên đồi cao. Chiều xuống nhanh. Những ngọn khói lam chiều giăng giăng. Trên cổng tam qua nhìn xuống cánh đồng xa xa mờ buồn. Mấy con trâu đang thong thả về chuồng… Quang Dũng khẽ nói bên tôi. Chiều Tây phương…. Lòng tôi bàng hoàng…., man mác một cái buồn Tây phương rất lạ…

   Chúng tôi đạp xe về đến Hà nội thì phố đã lên đèn, những con đường đêm Hà nội lúc đó còn đẹp lắm với những hàng cây đậm màu cổ tích. Tôi mời ông một bát phở bên đường rồi chúng tôi đạp xe bên nhau. Tôi không nhớ có phải đường Hoàng Diệu không với các hàng cây cổ thụ, nhạt nhòa trong sương đêm và ánh đèn vàng mờ mờ…

   Dáng ông cao to dềnh dàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ làm tôi rưng rưng thương kính…

   Hơn 33 năm rồi. Những kỷ niệm trong trí nhớ cũng phai nhòa không đầy đủ. Đã thay đổi nhiều lắm rồi Hà Nội. Tây Sơn. Chùa Tây Phương và Ông…

   Sau đó tôi ra trường, lập gia đình, cuộc đời cuốn trôi với bề bộn mưu sinh, tôi đã không gặp lại ông.

   Mới đây, một lần gặp Bùi Phương Thảo, con gái út nhà thơ trên trang mạng Văn học và Nghệ thuật mới biết thêm về ông sau này và hiện tại gia đình. Biết Phương Hạ cũng đã đi xa. Tôi kể chuyện xưa, Phương Thảo nói có tìm thấy trong lưu cảo bài thơ tôi viết tặng ông năm đó.

   Lòng rưng rưng muốn khóc!...

Nguyễn Quang Chơn,
30/10/13, một chiều với những kỷ niệm,
(*), những chữ in nghiêng là chữ Q.D    

KỶ NIỆM “MẮT EM DÌU DỊU BUỒN TÂY PHƯƠNG…” VỚI NHÀ THƠ QUANG DŨNG


   Thơ Quang Dũng từ lâu đã thấm sâu trong lòng giới học sinh, sinh viên miền Nam trước 1975. Đặc biệt khi tập Văn học, số dành cho Quang Dũng, với hình chân dung ông ở góc trái bìa tạp chí, trẻ đẹp với hàng lông mày đậm và bộ ria mép rất hào hoa, đã làm những người trẻ tuổi trong một đất nước bị chia cắt, yêu quê hương, yêu cái hào khí bi hùng, mắt trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm (*)…của chúng tôi thêm ngưỡng mộ ông và lòng luôn chờ mong đến ngày "hết rồi chinh chiến cũ", để gặp thần tượng của mình…

   1980, tôi được ra thực tập tốt nghiệp tại  đại học bách khoa Hà nội. Ước mơ sẽ được diện kiến những người mình yêu thích trong giới văn học nghệ thuật nẩy mầm từ đó.

   Qua nhạc sĩ Tạ Tấn, tôi biết nơi ở nhà thơ Quang Dũng tại một căn biệt thự Tây trên đường Bà Triệu.

   Tạp chí văn học trên tay, tôi đến nhà ông một buổi chiều tháng ba, mưa phùn lất phất bụi…, gia đình ông ở tầng trên cùng của căn biệt thự cũ này với diện tích ước chừng 20 m2, có cơi thêm một gác xếp, có màn vải che ngăn với phòng khách bên ngoài...

   Căn buồng ở chật, đơn sơ không bếp, một bức hoành phi thả trên nền nhà làm nơi tiếp khách, trên tường treo hai bức tranh màu nước của ông nhìn rất thích, một bức hình như tên đường làng, một bức hình như tên gốc bàng, mà lâu quá tôi không nhớ rõ.

   Nhà thơ đi vắng. Vợ nhà thơ, một phụ nữ nhỏ bé, hiền lành, dáng lam lũ tiếp tôi. Một lát, người con gái đầu của Quang Dũng mà sau tôi thân, tên Phương Hạ, đi học về, mời tôi dùng nước và tiếp chuyện tôi. Phương Hạ lúc ấy đang học trường sư phạm 10+2.  Căn phòng bay nồng  mùi  thuốc bắc, Hạ bảo người chị dâu mới sinh đứa con đầu lòng, như vậy cả một gia đình 7 người lớn nhỏ tá túc nơi đây….

   Chờ mãi không thấy Quang Dũng về. Chia tay gia đình với niềm thất vọng.

   Vài ngày sau,  một buổi chiều cuối tuần tôi lại đến nhà ông, cũng chỉ Phương Hạ tiếp tôi, ông lại đi vắng, tôi gởi lại tập Văn học mang theo cùng bài thơ mộc mạc, ngô nghê của mình viết cho nhà thơ, thổ lộ nỗi lòng của người trẻ tuổi miền Nam ngưỡng mộ đến thăm mà không gặp, ngoài trời vẫn mưa bay….

   Và lần thứ ba tôi tới nhà thì được gặp ông. Quả không phụ lòng ước mơ. Quang Dũng đẹp người và cao to như một ông Tây. Ông hiền hậu, điềm đạm pha trà mời tôi. Tôi liến thoắng nói về những say mê của giới trẻ miền Nam đối với thơ ông. Q.D dường như muốn lãng tránh đề tài này. Tôi ái ngại về sinh hoạt của ông trong căn phòng chật hẹp. Ông bảo, bức hoành phi này vừa là nơi tiếp khách vừa là chỗ ông nằm. Xưa cũng có bàn, có ghế nhưng dần dần phải chẻ làm củi đun. Tôi hỏi bếp thì bếp dùng chung ở phía sân thượng trước căn phòng. Muốn hỏi với ông nhiều về những “nghi án” thơ ông mà trong miền Nam nhiều sách báo đề cập nhưng ông đều né tránh. Ông tặng tôi tập thơ in chung với Trần Lê Văn, trong đó có bài Mây đầu ô và bài Đôi mắt người Sơn Tây nhưng đã sửa câu “mắt em dìu dịu buồn Tây phương” thành “mắt em trong như nước giếng làng”.
   Tôi hỏi nhà thơ Quang Dũng về dìu dịu buồn Tây phương là gì, ông không trả lời mà mắt nhìn xa xăm như “u uẩn”…

   Tôi thưa với nhà thơ. Nếu sau này em có con trai đầu lòng, xin cho em đặt tên cháu là Quang Dũng. Tôi thấy mắt ông sáng lên niềm vui. Ông cám ơn tôi. Trời. Tôi phải cám ơn ông mới phải khi con trai tôi được vinh dự mang tên ông, nhà thơ tài hoa bậc nhất trong tâm hồn tuổi trẻ thế hệ chúng tôi!...

   Một chiều thứ bảy ông rủ tôi đạp xe về Sơn Tây. Ông nói chỉ cách Hà nội khoảng 30 cây số. Hồi đó tôi chỉ mang xe đạp ra Hà nội, nhưng với sức thanh niên mà lại được nhà thơ rủ về nơi đầy mơ ước trong tâm hồn trong trắng của kẻ ngưỡng mộ ông thì còn gì bằng. Và chúng tôi mỗi người đạp xe đi. Đường lên Sơn Tây hồi đó còn…hiền lắm . Quán sá thưa thớt. Xe cộ không nhiều…

   Ông hướng dẫn tôi lên chùa Tây phương. Chùa lúc đó rất cổ kính, hoang sơ, tĩnh mịch, trên một ngọn đồi giữa một vùng quê yên lắng. Vị sư trụ trì quen biết ông lắm, mời chúng tôi uống trà và ăn kẹo lạc. Trên đồi cao. Chiều xuống nhanh. Những ngọn khói lam chiều giăng giăng. Trên cổng tam qua nhìn xuống cánh đồng xa xa mờ buồn. Mấy con trâu đang thong thả về chuồng… Quang Dũng khẽ nói bên tôi. Chiều Tây phương…. Lòng tôi bàng hoàng…., man mác một cái buồn Tây phương rất lạ…

   Chúng tôi đạp xe về đến Hà nội thì phố đã lên đèn, những con đường đêm Hà nội lúc đó còn đẹp lắm với những hàng cây đậm màu cổ tích. Tôi mời ông một bát phở bên đường rồi chúng tôi đạp xe bên nhau. Tôi không nhớ có phải đường Hoàng Diệu không với các hàng cây cổ thụ, nhạt nhòa trong sương đêm và ánh đèn vàng mờ mờ…

   Dáng ông cao to dềnh dàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ làm tôi rưng rưng thương kính…

   Hơn 33 năm rồi. Những kỷ niệm trong trí nhớ cũng phai nhòa không đầy đủ. Đã thay đổi nhiều lắm rồi Hà Nội. Tây Sơn. Chùa Tây Phương và Ông…

   Sau đó tôi ra trường, lập gia đình, cuộc đời cuốn trôi với bề bộn mưu sinh, tôi đã không gặp lại ông.

   Mới đây, một lần gặp Bùi Phương Thảo, con gái út nhà thơ trên trang mạng Văn học và Nghệ thuật mới biết thêm về ông sau này và hiện tại gia đình. Biết Phương Hạ cũng đã đi xa. Tôi kể chuyện xưa, Phương Thảo nói có tìm thấy trong lưu cảo bài thơ tôi viết tặng ông năm đó.

   Lòng rưng rưng muốn khóc!...

Nguyễn Quang Chơn,
30/10/13, một chiều với những kỷ niệm,
(*), những chữ in nghiêng là chữ Q.D    

Wednesday, October 30, 2013

Những tin nhắn Quang Chơn-Phạm Dũng gởi nhau, buồn vui theo năm tháng...


Cuối năm rồi. ai cũng say. 
Say ngày say tháng, say tình dày nghĩa sâu. 
Cuối năm. ai cũng đi mau,
Đi cho bắt kịp sắc màu cuối năm!
Ta ngồi ngắm nghía xa xăm,
Cái tình cũng nhạt. Cái năm cũng buồn!
Bạn bè đi mất. Đi luôn.
Thời gian đi mất. Ngõ hun hút sầu!
Cuối năm rượu cũng nhạt màu.
Một ly đắng ngắt. Về đâu? Đâu người?
Cuối năm. Kẻ khóc người cười. 
Cuối năm chín bỏ làm mười. Cuối năm!
NQC, 12/12

Nhiều khi nghe cõi thiên đàng. 
Đôi khi tưởngtượng địađàng thần tiên
Những đêm đầy ắp muộn fiền. 
Mơ hoa lạc bước lên miền hồnghoang
Rủ em đi tìm thiên đàng
Chỉ nghe xấcbấc xangbang đời mình
Xa lắc rồi, mùa chiến chinh
Địa đàng níu bước chân mình chốn quê...
Ra thiên đàng cũng... mệt ghê!
Đã nghe thương nhớ nẻo về trần gian 
Giấu quanh giấuquẩn hoang đàng
Đã quen lắm,những ngỗn ngang đời thường
Giậnhờn,mêđắm vấnvương 
Đã quen đauđáu vô thường nhân gian 
Tạ ơn 1góc thiên đàng 
Và nghe nằng nặng
hoang mang  kiếp người...
PD, 15/5/13

Trả lại Chúa hết, 1ngày
Những vần thơ chừng đã bay về trời
Cơn mưa chiều cứ đầy vơi
Mỗi em thôi,chẵng đến chơi lâu rồi...
Của Chúa, gửi lại Chúa thôi
Tình em với lại buồn tôi nghĩa gì
Để dành cho buổi phân ly
Rưng rưng nhớ bóng xuân thì...(  chưa phai ?! )
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Sợi bến Chúa ,sợi say bến đời
Như buổi nào Chúa gọi, Chúa ơi
Như chiều mưa quen lối
Em ghé chơi
quên về...!
PD 6/6/13

Hỏi người quân tử ở đâu? 
Sg phố thị ồn ào ngựa xe. 
Tìm người ở chốn hội hè? 
Hay tìm ở giữa bộn bề nhân sinh? 
Sg thơ thẩn một mình. 
Kg bia kg rượu thấy mình mong manh!...
NQC, 9/6/13

Sáng nay cúp điện chạy quanh.
Cha con vô siêu thị mua hành mua rau. 
Ngó quanh cuộc sống cơ cầu. 
Mình lang thang giữa nhiệm màu nhân gian. 
Ngàn mây xám, vạt nắng vàng. 
Thêm ôBạn cũ, địa đàng là đây...
Hôm nay rảnh, mấy giờ gây?
PD, 9/6/13

Đất trời thì vẫn như xưa. 
Chỉ người quân tử nắng mưa thất thường. 
Nên hôm qua nhậu bên đường. 
Một mình thui thủi thấy thương quá chừng. 
Bây chừ cũng nhậu tưng bừng. 
Một mình phòng đợi dè chừng giờ bay. 
Bây chừ cho tới chiều nay. 
Chúc người quân tử hết đau mạnh ù!

NQC, thương PD bịnh, Sg nhậu một mình , 15/7/13

Đôi khi tưởng người ở đó 
Người đà tuốt luốt chân mây 
Vẫn xônxao chiều quán nhỏ
Thành đô sao lá rơi đầy?

Đôi khi ước người ở đó
Ước mình trẻ mãi chiều nay
Ước ta với hồn cây cỏ
Ngã nghiêng theo gió 1ngày

Có khi ngỡ mình ở đó
Biết đâu trớt quớt ngồi đây
Quán bên đời ta quán trọ
Cùng em xao xuyến từng ngày...

Đôi khi biết người ở đó
Đôi khi thấy mình ở đây
Là khi nghe trời buông gió
Tiễn người về chút men say...
P. Dũng, 15/7/13

Đường về phố cũ vắng hoe. 
Lá rơi lãng đãng ngựa xe chập chờn... 
Người về lối cũ buồn hơn. 
Chút se sắt nhớ chút hờn mơn man. Về quê xóm cũ lang thang. 
Nhớ mưa Gò vấp nhớ nắng vàng Lê thánh Tôn... 
Về quê lạc mất nụ hôn... 
Sóng xô biển vắng người còn nơi mô???
NQC, 16/7/13

Nghĩ hè mà! chán viết thơ
Nghe mưa gõ nhịp ơ thờ nhân gian.
Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
Môi ai chín đỏ...,ngỡ ngàng hôm qua
Đôi khi thấy chán, Bạngìa
Bồi hồi sinh diệt lá hoa dưới trời
Vần thơ chìm nổi bên đời
Chao nghiêng chiếc lá chơi vơi cuối chiều
Thì vẫn biết, rồi cô liêu
Thì thao thức nhớ nhung nhiều mai sau...
Chung nào cuối? Thỉ nào đầu?
Mình còn như nắng phai mau cuối trời
Tình yêu còn không người ơi ??!
P. Dũng 29/7/13

Tình vẫn ăm ắp đời mình. 
Chỉn e thiên hạ vô tình mà thôi!
Hè về lãng đãng cuối trời,
Tuổi già vẫn cứ vạn lời mộng mơ!
Thi tha thi thoảng làm thơ,
Gởi ta gởi bạn gởi mờ mịt xa!
Đôi khi trong cõi ta bà,
Vẫn xem thiên hạ như là cỏ cây!
Tình ta vẫn cứ dâng đầy,
Mặc nguỵ quân tử, mặc mày, mặc tao!
Chỉ là huyễn mộng, chiêm bao!
Bao giờ hết nắng ta vào thăm nhau!...
NQC, 29/7/13

Hôm qua khách khứa quá chừng.
Hôm nay lại trớt quớt mình với ta!
Cơm xong đi vô đi ra,
Buồn thiu buồn thỉu hắt hà hắt hiu!
Tháng năm năm tháng tiêu điều,
Thôi. Vô lấy rượu uống liều một ly!
NQC, 20/7/13 

Thiệt lâu, chẳng nghe tăm hơi. 
Chắc làm quá sức? chắc chơi quá đà? 
Tại em làm chi đời ta? 
G20 bế mạc, đôla tăng nhiều?
Tại VnIndex yếu xìu?
FTSE cơ cấu lại hãm chiều giảm sâu...
Lâu rồi,lâu thiệt là lâu
Kịp cho mấy chục mối sầu vừa quên
Tại trời thu mây lênh đênh
Giang hồ đi nhé,đừng ngủ bên tóc người
Vẫn còn đây trọn nụ cười
Gửi về bên nớ,
Rủ người cụng ly!
P. Dũng, 15/8/13

Từ ngày tạm biệt Sài gòn. 
Nắng mưa mưa nắng vẫn còn nhớ nhau. 
Tiếc thay một cuộc bể dâu. 
Rượu khô đáy cốc quán rầu xác xơ. Phố xưa mây nước hững hờ. 
Vầng tâm sự cũ lững lờ gió mây!
Từ ngày xa bạn về đây. 
Sầu thêm hiu hắt. Ngày dài đêm thâu! Tóc xưa bạc trắng mái đầu. 
Mắt xanh xưa đã nhuộm màu thu phai! 
Buông tay gác kiếm u hoài. 
Quanh đi quảnh lại còn ai bên mình! 
Rượu tàn một kiếp sinh linh. 
Cốc ly tan. Tiếng thuỷ tinh vỡ giòn.,.
Kể từ giã biệt Sài gòn, 
Bạn về với bạn, tôi còn lại tôi,
Rũ tay rời bỏ cuộc chơi, 
Vàng xưa trả lại giữa đời, cho ai!!!...
NQC, 10/9/13

Trời mưa trời gió chập chùng. 
Không bạn không rượu, không khùng mới hay! 
Sài gòn nắng hay mưa bay? 
Còn người quân tử vẫn say đợi người? 
Thì thôi hẹn gặp người ơi. 
Buổi trưa thứ sáu mình ngồi chia tay!
NQC, 12/9/13

Cầm ly, cứ nhớ Bạngìa
Chơi chi chơi lạ còn ta 1mình
Chơi chi rượu cũng thất kinh
Cụng ly ta cụng 1mình, mình ta
Chơi chi chơi chẳng thiệt thà. 
Chơi chưa tàn cuộc hồn hoa chực tàn
"Dặm trường vó ngựa chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh..."
Thì thôi, chơi kiểu Đà thành
Kiểu PHK,kiểu...aChơn già!!
PD, 22/9/13

Ừ thì nắng. Ừ thì mưa!
Nắng mưa cũng chỉ ướt vừa tóc em. Còn ta vẫn cứ bên thềm. 
Nhìn mưa rơi rớt, ngọt mềm lòng nhau! 
Ngoài kia trời vẫn mưa mau. 
Bạn bè. Thế đấy. Vui. Sầu. Thế thôi. Đừng làm cho tấm lòng đau!...
NQC, 29/9/13

Tự nhiên lại tự nhiên buồn
Cơn mưa còn mãi trên nguồn chưa qua
Vạt hoa úa trước hiên nhà
Mình, rồi 1sớm sẽ xa muôn trùng.
Tự nhiên nhức nhối nhớ nhung 
Ngàn mây xám đã trùng trùng về nhanh
Hômqua nhậu xỉn thập thành
Vui đây buồn đó vẫn loanh quanh đời

Chừ mà nếu có Bạn già,
Có buồn buồn mấy cũng mượt mà nhậu chơi!
P. Dũng , 28/10/13

Ô hô, không có bạn già,
Chiều ni,
ta vẫn tà tà nhậu chơi!
Ly rượu độc ẩm ta mời,
Mời huynh mời đệ mời trời mời mây!
Chưa nhấp môi,
đã chực say,
Bạn già đâu?
để một ngày đi qua?!

Một mình mới thấy mình già,
Mênh mông mây trắng bóng tà huy bay!
Một mình. Ngắm rượu mà say!
Nhìn thôi, đã thấy đó đây rối bời!
Kìa em,
tóc lá tơi bời,
Có ai lơi lả lời mời mọc tôi!
Còn ly rượu này nữa thôi,
Ngửa môi uống cạn,
đời trôi giữa đời!...
Còn chi nữa, bạn già ơi!...
Còn chi nữa. Gió cuối trời. Vẫn lay!...
Nhớ bạn không uống cũng say...

NQC, 28/10/13