Friday, June 27, 2014

Cảm tưởng nhân ngày họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường NỮ TRUNG HỌC QUẢNG TÍN

Từ Mỹ, nhận một cuộc gọi nhỡ của một bạn nữ Tam Kỳ. Gọi lại. Bạn nói 21/6  anh có về kịp không, để gởi giấy mời dự "50 năm trường nữ trung học Quảng Tín". Thật là may mắn, mình về kịp ngày!...

Còn nhớ như in ngày xưa, trường nữ trung học Quảng Tín là ngôi trường hai tầng hình chữ L, toạ lạc gần khu tỉnh lỵ, bên cạnh bệnh viện, trên con đường mang tên đại thi hào Nguyễn Du nhưng khô khốc, không một bóng cây. Hai bên là ruộng hoang, đầy nắng nóng mùa hè và gió lạnh, mưa sầu mùa đông...

Từ quốc lộ một rẽ đường Nguyễn Du,  bên trái có một nhà thờ Cao đài vẽ một con mắt rất to, nhìn dễ sợ. Gần đó có một cái miếu nhỏ nghe đồn rất linh thiêng...

Những tà áo dài trắng với chiếc nón nghiêng nghiêng trên con đường lộng gió này,  đã hấp dẫn vô cùng những tâm hồn mới  lớn mộng mơ của bọn nam sinh chúng tôi...

Nhà tôi trên đường Phan Chu Trinh, con đường mà hầu hết các nữ sinh Tam Kỳ đều phải đi qua  để đến trường. Hồi đó các cô thường đi bộ hay xe đạp, nên mỗi chiều về, con đường  rợp trắng áo dài bay....Đẹp vô cùng...  Tôi  thường đứng ở lan can trên lầu lặng lẽ lén nhìn...

Các thầy trường nữ thì tôi nhớ không nhiều, chỉ biết thầy Thuận dạy toán, gầy, cao từ ĐN vào. Thầy Luyện thấp bé từ Huế, sau lấy chị Huy của Đỉnh, bạn thân tôi, nên tôi gọi bằng anh. Đặc biệt, cô hiệu trưởng Phong Ty, có cái tên lạ và khuôn mặt nghiêm nghị, làm cho lũ học sinh nghịch ngợm chúng tôi nhìn thấy cô cũng sợ, như sợ thầy Nguyễn Tri Tài, hiệu trưởng trường Trần Cao Vân tôi vậy...

Các thầy cô thuở ấy luôn có một cái gì đáng kính và đáng nể. Như một khuôn mẫu mà chúng tôi dõi theo học tập. Không chỉ văn chương, toán lý, mà cả tư cách một con người...

Tôi có một chị và ba người em đều học nữ trung học QT. Nay cả bốn người đều là nòng cốt, chủ lực của ngày họp mặt. Cái không khí. Cái hân hoan, lo lắng, nô nức đó của chị em đã truyền sang chúng tôi. Vợ chồng Đỉnh lo command xe tôi và sắp xếp chương trình đi dự từ rất sớm. Mấy bạn từ Sài gòn phone bảo nhất định Ch phải về nghe. Hương trong ban tổ chức gọi hỏi đã nhận được giấy mời chưa? Có phỏng vấn ông đấy nhé. Chị Hy, chị Vân gọi nhau kháo chuyện áo dài..., rộn ràng, rộn ràng,  làm lũ nam sinh chúng tôi cũng rộn ràng theo...

Tôi có cảm giác đang hân hoan chờ ngày tựu trường, được gặp lại bè bạn, thầy cô sau mấy tháng hè xa cách,  của thời trung  học  ngày nào...

Ngày 21 tháng Sáu quan trọng, đợi chờ cũng đã đến. Tôi từ Sài gòn về sáng 20, rồi chiều cùng vợ chồng Đỉnh đón Vân Anh, cũng mới từ Sg về, trực chỉ TK. Trên đường đi, nghe  Lâm vợ Đỉnh cùng VA ríu rít ôn chuyện xưa, nhắc bạn cũ, hai chúng tôi  cũng vui lây...

Thành phố Tam Kỳ như đông hơn, rộn ràng hơn. Bạn bè đón chúng tôi ở một quán ven sông. Cái nắng nóng mùa hè với nhiệt độ được thông báo tại TK đang cao nhất miền Trung,  cũng không làm vơi đi niềm vui và sự mong chờ họp mặt của trai gái, bè bạn nữ Quảng Tín, Trần Cao Vân, Đức Trí....chúng tôi trong đêm "tiền đại hội"...

7:30' ngày 21/6, trong khuôn viên nhà hàng rộng, thoáng của một cựu học sinh nữ trung học Quảng Tín, bên giòng sông Tam Kỳ thơ mộng, các thầy cô hơn bốn  chục người và gần 600 bạn nữ từ khắp nơi đã tề tựu đông đủ. Ấm áp, rộn ràng..., tiếng ơi ới mi tau, những vòng tay  ôm mừng rỡ, những cười đùa xôn xao, những lời gọi nhau chụp hình..., không khí đại hội đã thực sự sôi động. Trong tấm áo dài trắng nữ sinh xưa, những khuôn mặt đã nhạt nhoà theo năm tháng, nay như mới tinh trở lại với  ánh mắt, tiếng cười. Trẻ trung, sinh động giữa  một buổi tựu trường...

Chị Nguyễn Thị  Ngại, học sinh khoá 68-73, trưởng ban tổ chức, đọc lời chào mừng khai mạc. Bài viết cô đọng, súc tích, cảm động và đầy đủ. Bài viết rất chuyên nghiệp được đọc qua một giọng hơi khản mà mọi người đều hiểu do chị đã vất vả thế nào, đứng mũi chịu sào ra sao cho một ngày hội lớn. Nên tất cả lắng nghe trong xúc động. Rồi tiếng vỗ  tay vỡ oà. Các thầy cô nói với nhau, khen người học trò ngày xưa nhỏ bé, rụt rè,  giờ sao chững chạc, vững vàng...

Cô Phong Ty, cô Hường, các thầy lên phát biểu. Tôi ngồi nghe. Thấy tiếng lòng các thầy cô rưng rưng. Ôi, ngày ấy thầy cô là những thanh niên, thiếu nữ mới ra trường, tuổi 20 đã phải nhận những trọng trách lớn lao dạy dỗ chúng em. Chừ lũ học trò nhỏ bé đó đã thành ông, thành bà trong xã hội....

50 năm, gần một đời người, mà thầy cô còn lên được bục, còn nhắc lại bao kỷ niệm của trường xưa, hỏi tấm lòng thầy cô, hỏi trái tim chúng em, sao không xúc động, nếu không muốn nói là đang khóc với yêu thương....

Chương trình văn nghệ. Ôi, sao mà giỏi quá. Các bạn dựng lại gần như đầy đủ chương trình văn nghệ trường nữ ngày xưa, với hội nghị Diên Hồng, với Hòn Vọng Phu, với Ngày xưa Hoàng thị...

Đặc biệt trong hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng. " toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng, nên hoà hay chiến...." cả hội trường ầm vang:  " QUYẾT CHIẾN". "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? " "HY SINH, HY SINH!" tiếng hét đồng thanh như tiếng sấm vang rền dội đến biển Đông, lòng tôi  sôi sục...

Cám ơn các chị, cám ơn các bạn, cám ơn các em...

Rồi màn trình diễn Ngày Xưa Hoàng Thị với giọng chị Thuỳ Trang niên khoá 64-71 vẫn trong  vắt trên nốt nhạc cao không chê vào đâu được, cùng  những nữ sinh áo trắng cắp cặp làm duyên, thẹn thùng trên đường bụi đỏ mờ bay trên sân khấu.... Nhìn  kỹ, các chị đã U70, U60 nhưng sao đẹp thế, trẻ thế. Lời ca và hoạt cảnh  đã đưa hồn chúng tôi trở về miền hoang sơ niên thiếu, với những tình yêu trong sáng tuổi  học trò...


Chia tay ngày trường NỮ TRUNG HỌC QUẢNG TÍN trong nỗi lòng luyến lưu và cảm phục. Tôi còn được biết bạn bè các khối sẽ gặp nhau, sẽ đưa nhau đi làm từ thiện. Được biết ban tổ chức chu đáo đến việc mua từng vé tàu xe, lo ăn ở cho những bạn ở xa, gia cảnh khó khăn. Đã may  hơn chục chiếc áo dài trắng để các bạn tự tin, rạng rỡ tham gia cùng  bạn bè trong  ngày hội . Và, nhiều, nhiều nữa.... 

Tất cả, khởi thuỷ từ tấm  lòng, từ sự chan chứa cảm thông, và, sự quá chỉn chu của ban tổ chức...

Nội san 50 năm NTHQT cũng làm tôi thán phục. Riêng  cái tên cũng đã khó thực hiện huống chi những bài viết phong phú, trình bày đẹp đẽ, những hình ảnh gợi nhớ trường cũ, thầy xưa...Đọc, tôi thấy lại hết thầy cô bè bạn. Đọc, mắt tôi nhoà lệ với những lời tâm sự của các bạn tôi hơn 40 năm về trước. Các bạn giỏi quá. Các bạn đã vượt những khó khăn để theo sự học,  để bây giờ các bạn thành bác sĩ, giáo sư, thành những doanh nhân thành đạt... Tôi kính phục và yêu mến các bạn...



Lời cuối cho bài ghi này, tôi vẫn chỉ biết nghiêng mình bái phục tấm lòng, tài tổ chức, sự đồng thuận của hàng trăm chị em  phụ nữ, làm nên buổi họp mặt lịch sử, về một kỷ niệm học trò. Nơi mà. Trường không còn tên. Đất không còn chỗ. Tất cả đã bị xoá hết. Một tấm lòng chung. Một tình đồng nhất. Chỉ vậy.  Các bạn đã xây lại ký ức, một khung cảnh vẹn nguyên! ...

Thật khó để tổ chức kỳ họp mặt 60 năm, 70 năm. Tôi giang rộng vòng tay ôm các bạn hôm nay. Mắt rưng rưng đâu dám hẹn ngày sau.

Đâu dám hẹn ngày sau..., bởi chúng ta, bạn ơi, mình đã già rồi....

Nguyễn Quang Chơn, 

ĐN, 26.6.15, tặng NT Ngại, , NT Hy, NTT Vân, và các bạn nữ trung học Quảng Tín ngày nào


Cảm tưởng nhân ngày họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường NỮ TRUNG HỌC QUẢNG TÍN

Từ Mỹ, nhận một cuộc gọi nhỡ của một bạn nữ Tam Kỳ. Gọi lại. Bạn nói 21/6  anh có về kịp không, để gởi giấy mời dự "50 năm trường nữ trung học Quảng Tín". Thật là may mắn, mình về kịp ngày!...

Còn nhớ như in ngày xưa, trường nữ trung học Quảng Tín là ngôi trường hai tầng hình chữ L, toạ lạc gần khu tỉnh lỵ, bên cạnh bệnh viện, trên con đường mang tên đại thi hào Nguyễn Du nhưng khô khốc, không một bóng cây. Hai bên là ruộng hoang, đầy nắng nóng mùa hè và gió lạnh, mưa sầu mùa đông...

Từ quốc lộ một rẽ đường Nguyễn Du,  bên trái có một nhà thờ Cao đài vẽ một con mắt rất to, nhìn dễ sợ. Gần đó có một cái miếu nhỏ nghe đồn rất linh thiêng...

Những tà áo dài trắng với chiếc nón nghiêng nghiêng trên con đường lộng gió này,  đã hấp dẫn vô cùng những tâm hồn mới  lớn mộng mơ của bọn nam sinh chúng tôi...

Nhà tôi trên đường Phan Chu Trinh, con đường mà hầu hết các nữ sinh Tam Kỳ đều phải đi qua  để đến trường. Hồi đó các cô thường đi bộ hay xe đạp, nên mỗi chiều về, con đường  rợp trắng áo dài bay....Đẹp vô cùng...  Tôi  thường đứng ở lan can trên lầu lặng lẽ lén nhìn...

Các thầy trường nữ thì tôi nhớ không nhiều, chỉ biết thầy Thuận dạy toán, gầy, cao từ ĐN vào. Thầy Luyện thấp bé từ Huế, sau lấy chị Huy của Đỉnh, bạn thân tôi, nên tôi gọi bằng anh. Đặc biệt, cô hiệu trưởng Phong Ty, có cái tên lạ và khuôn mặt nghiêm nghị, làm cho lũ học sinh nghịch ngợm chúng tôi nhìn thấy cô cũng sợ, như sợ thầy Nguyễn Tri Tài, hiệu trưởng trường Trần Cao Vân tôi vậy...

Các thầy cô thuở ấy luôn có một cái gì đáng kính và đáng nể. Như một khuôn mẫu mà chúng tôi dõi theo học tập. Không chỉ văn chương, toán lý, mà cả tư cách một con người...

Tôi có một chị và ba người em đều học nữ trung học QT. Nay cả bốn người đều là nòng cốt, chủ lực của ngày họp mặt. Cái không khí. Cái hân hoan, lo lắng, nô nức đó của chị em đã truyền sang chúng tôi. Vợ chồng Đỉnh lo command xe tôi và sắp xếp chương trình đi dự từ rất sớm. Mấy bạn từ Sài gòn phone bảo nhất định Ch phải về nghe. Hương trong ban tổ chức gọi hỏi đã nhận được giấy mời chưa? Có phỏng vấn ông đấy nhé. Chị Hy, chị Vân gọi nhau kháo chuyện áo dài..., rộn ràng, rộn ràng,  làm lũ nam sinh chúng tôi cũng rộn ràng theo...

Tôi có cảm giác đang hân hoan chờ ngày tựu trường, được gặp lại bè bạn, thầy cô sau mấy tháng hè xa cách,  của thời trung  học  ngày nào...

Ngày 21 tháng Sáu quan trọng, đợi chờ cũng đã đến. Tôi từ Sài gòn về sáng 20, rồi chiều cùng vợ chồng Đỉnh đón Vân Anh, cũng mới từ Sg về, trực chỉ TK. Trên đường đi, nghe  Lâm vợ Đỉnh cùng VA ríu rít ôn chuyện xưa, nhắc bạn cũ, hai chúng tôi  cũng vui lây...

Thành phố Tam Kỳ như đông hơn, rộn ràng hơn. Bạn bè đón chúng tôi ở một quán ven sông. Cái nắng nóng mùa hè với nhiệt độ được thông báo tại TK đang cao nhất miền Trung,  cũng không làm vơi đi niềm vui và sự mong chờ họp mặt của trai gái, bè bạn nữ Quảng Tín, Trần Cao Vân, Đức Trí....chúng tôi trong đêm "tiền đại hội"...

7:30' ngày 21/6, trong khuôn viên nhà hàng rộng, thoáng của một cựu học sinh nữ trung học Quảng Tín, bên giòng sông Tam Kỳ thơ mộng, các thầy cô hơn bốn  chục người và gần 600 bạn nữ từ khắp nơi đã tề tựu đông đủ. Ấm áp, rộn ràng..., tiếng ơi ới mi tau, những vòng tay  ôm mừng rỡ, những cười đùa xôn xao, những lời gọi nhau chụp hình..., không khí đại hội đã thực sự sôi động. Trong tấm áo dài trắng nữ sinh xưa, những khuôn mặt đã nhạt nhoà theo năm tháng, nay như mới tinh trở lại với  ánh mắt, tiếng cười. Trẻ trung, sinh động giữa  một buổi tựu trường...

Chị Nguyễn Thị  Ngại, học sinh khoá 68-73, trưởng ban tổ chức, đọc lời chào mừng khai mạc. Bài viết cô đọng, súc tích, cảm động và đầy đủ. Bài viết rất chuyên nghiệp được đọc qua một giọng hơi khản mà mọi người đều hiểu do chị đã vất vả thế nào, đứng mũi chịu sào ra sao cho một ngày hội lớn. Nên tất cả lắng nghe trong xúc động. Rồi tiếng vỗ  tay vỡ oà. Các thầy cô nói với nhau, khen người học trò ngày xưa nhỏ bé, rụt rè,  giờ sao chững chạc, vững vàng...

Cô Phong Ty, cô Hường, các thầy lên phát biểu. Tôi ngồi nghe. Thấy tiếng lòng các thầy cô rưng rưng. Ôi, ngày ấy thầy cô là những thanh niên, thiếu nữ mới ra trường, tuổi 20 đã phải nhận những trọng trách lớn lao dạy dỗ chúng em. Chừ lũ học trò nhỏ bé đó đã thành ông, thành bà trong xã hội....

50 năm, gần một đời người, mà thầy cô còn lên được bục, còn nhắc lại bao kỷ niệm của trường xưa, hỏi tấm lòng thầy cô, hỏi trái tim chúng em, sao không xúc động, nếu không muốn nói là đang khóc với yêu thương....

Chương trình văn nghệ. Ôi, sao mà giỏi quá. Các bạn dựng lại gần như đầy đủ chương trình văn nghệ trường nữ ngày xưa, với hội nghị Diên Hồng, với Hòn Vọng Phu, với Ngày xưa Hoàng thị...

Đặc biệt trong hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng. " toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng, nên hoà hay chiến...." cả hội trường ầm vang:  " QUYẾT CHIẾN". "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? " "HY SINH, HY SINH!" tiếng hét đồng thanh như tiếng sấm vang rền dội đến biển Đông, lòng tôi  sôi sục...

Cám ơn các chị, cám ơn các bạn, cám ơn các em...

Rồi màn trình diễn Ngày Xưa Hoàng Thị với giọng chị Thuỳ Trang niên khoá 64-71 vẫn trong  vắt trên nốt nhạc cao không chê vào đâu được, cùng  những nữ sinh áo trắng cắp cặp làm duyên, thẹn thùng trên đường bụi đỏ mờ bay trên sân khấu.... Nhìn  kỹ, các chị đã U70, U60 nhưng sao đẹp thế, trẻ thế. Lời ca và hoạt cảnh  đã đưa hồn chúng tôi trở về miền hoang sơ niên thiếu, với những tình yêu trong sáng tuổi  học trò...


Chia tay ngày trường NỮ TRUNG HỌC QUẢNG TÍN trong nỗi lòng luyến lưu và cảm phục. Tôi còn được biết bạn bè các khối sẽ gặp nhau, sẽ đưa nhau đi làm từ thiện. Được biết ban tổ chức chu đáo đến việc mua từng vé tàu xe, lo ăn ở cho những bạn ở xa, gia cảnh khó khăn. Đã may  hơn chục chiếc áo dài trắng để các bạn tự tin, rạng rỡ tham gia cùng  bạn bè trong  ngày hội . Và, nhiều, nhiều nữa.... 

Tất cả, khởi thuỷ từ tấm  lòng, từ sự chan chứa cảm thông, và, sự quá chỉn chu của ban tổ chức...

Nội san 50 năm NTHQT cũng làm tôi thán phục. Riêng  cái tên cũng đã khó thực hiện huống chi những bài viết phong phú, trình bày đẹp đẽ, những hình ảnh gợi nhớ trường cũ, thầy xưa...Đọc, tôi thấy lại hết thầy cô bè bạn. Đọc, mắt tôi nhoà lệ với những lời tâm sự của các bạn tôi hơn 40 năm về trước. Các bạn giỏi quá. Các bạn đã vượt những khó khăn để theo sự học,  để bây giờ các bạn thành bác sĩ, giáo sư, thành những doanh nhân thành đạt... Tôi kính phục và yêu mến các bạn...



Lời cuối cho bài ghi này, tôi vẫn chỉ biết nghiêng mình bái phục tấm lòng, tài tổ chức, sự đồng thuận của hàng trăm chị em  phụ nữ, làm nên buổi họp mặt lịch sử, về một kỷ niệm học trò. Nơi mà. Trường không còn tên. Đất không còn chỗ. Tất cả đã bị xoá hết. Một tấm lòng chung. Một tình đồng nhất. Chỉ vậy.  Các bạn đã xây lại ký ức, một khung cảnh vẹn nguyên! ...

Thật khó để tổ chức kỳ họp mặt 60 năm, 70 năm. Tôi giang rộng vòng tay ôm các bạn hôm nay. Mắt rưng rưng đâu dám hẹn ngày sau.

Đâu dám hẹn ngày sau..., bởi chúng ta, bạn ơi, mình đã già rồi....

Nguyễn Quang Chơn, 

ĐN, 26.6.15, tặng NT Ngại, , NT Hy, NTT Vân, và các bạn nữ trung học Quảng Tín ngày nào


Saturday, June 21, 2014

Lỡ,

Ở đời có nhiều cái mà khi đã lỡ làm xảy ra rồi, ân hận bao nhiêu, sửa chữa bao nhiêu, cũng không đem lại trạng thái cũ được. Tỷ như giọt nước lỡ đổ tràn ly, làm sao vớt đầy lại được, giọt mực đã dây trên tấm vải mới, có giặt bao nhiêu thì tấm vải cũng cũ rồi...

Mà cái sự "lỡ" này thì thường là do cái miệng, câu nói mà ra. Bởi vậy mới có câu " hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Hầu  như ai cũng đã biết, đã được học câu này, vậy mà đố ai không " lỡ mồm, lỡ miệng" một đôi khi. Đặc biệt,  khi " rượu vào, lời ra"...

Phàm con người ta khi chất men đã ngấm rồi thì lại ưa nói và bên cái nói hay ho cũng lắm cái lỡ lời, dở ẹt. Lúc này thì cái ta, cái tôi chiếm cứ hết cái thân, cái hồn đương sự. Nên nhiều khi men vào, lời qua tiếng lại, rồi mất cả bạn bè, mất cả tình thân. Về ngủ một giấc. Tỉnh lại mới thấy mình lỡ miệng, có thể gây phật lòng anh em trong cuộc, dẫu biết cái tâm mình rất thành thật, rất trong sáng, lòng ân hận không nguôi. Mà biết sao đây. Ông bà biểu uốn lưỡi 7 lần mà chỉ uốn 6 lần, còn bia nên uống 1 chai xã giao thì lại uống 7 chai , nên sai bét hết còn chi! 

Tôi cũng vậy. Đã không biết bao lần tôi lỡ mồm, lỡ miệng làm mất lòng người thân, chạm tự ái bạn bè. Rồi lần nào cũng ân hận, cũng tự nhủ... Càng già lại càng nói nhiều mỗi khi có men, càng ..."lên lớp" nhiều khi ngồi với rượu, nói nhiều thì sao không có sai. Lên lớp nhiều thì sao không chạm nọc! Thôi. Lại xin bạn bè bao dung, người thân rộng lượng  cho cái tâm này luôn vui là chính và yêu người xiết bao! Yêu người xiết bao!...

Cái nữa là chữ nghĩa. Chữ nghĩa đưa không biết bao người lên bậc tài danh. Mà chữ nghĩa cũng làm tàn mạt không biết bao thân phận. Không phải tự nhiên mà ông bà bảo " lập thân tối hạ thị văn chương", rồi " bút sa, gà chết". Gà chết còn đỡ chứ người chết nữa mới kinh! Đã có lần tôi có một bài viết hay về một bậc đàn anh đáng kính ngày xưa. Nay anh một đời đã khác. Mấy người anh đáng kính khác xem qua thì khen bài viết rất thật, rất hay, nhưng khuyên không nên đăng báo. Bởi "tội nghiệp" cho nhân vật, sợ bút sa gà chết. Tôi ghi nhớ mãi...

Với thời buổi công nghệ cao, màn hình phẳng này. Ai ai cũng có thể là nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản..., chỉ cần mấy cái nhấp chuột là trong ba mươi giây, thế giới đã biết tất tần tật! Có gỡ xuống rồi thì nó vẫn như virus, cứ lan tràn, cứ nằm một chỗ nào đó giữa mênh mông vô định...

Tôi cũng một vài lần như vậy. Vui viết về người này người nọ chơi. Viết về cái tài giỏi, cái phong lưu của họ thì ok. Mà lỡ viết cái dở nho nhỏ, cái sụp sẩy sơ sơ của họ thì bị chửi liền, bị gọi là bôi bác bạn bè. Chữ nghĩa kinh lắm. Thời buổi này nó lan nhanh lắm, ngoài vòng kiểm soát của chính tác giả. Cũng may mà tôi chưa có bài viết dính đến dáng dấp một nhân vật quyền thế nào. Nếu không, dẫu chỉ gởi bạn bè " đọc cho vui", đôi khi đã vào tù ngồi rồi chứ chẳng chơi! Thôi. Lại xin hiểu cho tấm lòng này không ghét thù ai. Chỉ VLC (vui là chính) mà lại bị  "vơ lời chửi"!

Hứa từ nay sẽ mỗi chai bia, mỗi ly rượu, ta đây sẽ uốn lưỡi mười lần trước khi nói một câu. Bài viết sẽ đưa vợ "duyệt" đi, duyệt lại cẩn thận trước khi gởi bạn bè. Cho chắc!

Đà nẵng, chủ nhật, rảnh, 22.6.14
NQC

Lỡ,

Ở đời có nhiều cái mà khi đã lỡ làm xảy ra rồi, ân hận bao nhiêu, sửa chữa bao nhiêu, cũng không đem lại trạng thái cũ được. Tỷ như giọt nước lỡ đổ tràn ly, làm sao vớt đầy lại được, giọt mực đã dây trên tấm vải mới, có giặt bao nhiêu thì tấm vải cũng cũ rồi...

Mà cái sự "lỡ" này thì thường là do cái miệng, câu nói mà ra. Bởi vậy mới có câu " hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Hầu  như ai cũng đã biết, đã được học câu này, vậy mà đố ai không " lỡ mồm, lỡ miệng" một đôi khi. Đặc biệt,  khi " rượu vào, lời ra"...

Phàm con người ta khi chất men đã ngấm rồi thì lại ưa nói và bên cái nói hay ho cũng lắm cái lỡ lời, dở ẹt. Lúc này thì cái ta, cái tôi chiếm cứ hết cái thân, cái hồn đương sự. Nên nhiều khi men vào, lời qua tiếng lại, rồi mất cả bạn bè, mất cả tình thân. Về ngủ một giấc. Tỉnh lại mới thấy mình lỡ miệng, có thể gây phật lòng anh em trong cuộc, dẫu biết cái tâm mình rất thành thật, rất trong sáng, lòng ân hận không nguôi. Mà biết sao đây. Ông bà biểu uốn lưỡi 7 lần mà chỉ uốn 6 lần, còn bia nên uống 1 chai xã giao thì lại uống 7 chai , nên sai bét hết còn chi! 

Tôi cũng vậy. Đã không biết bao lần tôi lỡ mồm, lỡ miệng làm mất lòng người thân, chạm tự ái bạn bè. Rồi lần nào cũng ân hận, cũng tự nhủ... Càng già lại càng nói nhiều mỗi khi có men, càng ..."lên lớp" nhiều khi ngồi với rượu, nói nhiều thì sao không có sai. Lên lớp nhiều thì sao không chạm nọc! Thôi. Lại xin bạn bè bao dung, người thân rộng lượng  cho cái tâm này luôn vui là chính và yêu người xiết bao! Yêu người xiết bao!...

Cái nữa là chữ nghĩa. Chữ nghĩa đưa không biết bao người lên bậc tài danh. Mà chữ nghĩa cũng làm tàn mạt không biết bao thân phận. Không phải tự nhiên mà ông bà bảo " lập thân tối hạ thị văn chương", rồi " bút sa, gà chết". Gà chết còn đỡ chứ người chết nữa mới kinh! Đã có lần tôi có một bài viết hay về một bậc đàn anh đáng kính ngày xưa. Nay anh một đời đã khác. Mấy người anh đáng kính khác xem qua thì khen bài viết rất thật, rất hay, nhưng khuyên không nên đăng báo. Bởi "tội nghiệp" cho nhân vật, sợ bút sa gà chết. Tôi ghi nhớ mãi...

Với thời buổi công nghệ cao, màn hình phẳng này. Ai ai cũng có thể là nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản..., chỉ cần mấy cái nhấp chuột là trong ba mươi giây, thế giới đã biết tất tần tật! Có gỡ xuống rồi thì nó vẫn như virus, cứ lan tràn, cứ nằm một chỗ nào đó giữa mênh mông vô định...

Tôi cũng một vài lần như vậy. Vui viết về người này người nọ chơi. Viết về cái tài giỏi, cái phong lưu của họ thì ok. Mà lỡ viết cái dở nho nhỏ, cái sụp sẩy sơ sơ của họ thì bị chửi liền, bị gọi là bôi bác bạn bè. Chữ nghĩa kinh lắm. Thời buổi này nó lan nhanh lắm, ngoài vòng kiểm soát của chính tác giả. Cũng may mà tôi chưa có bài viết dính đến dáng dấp một nhân vật quyền thế nào. Nếu không, dẫu chỉ gởi bạn bè " đọc cho vui", đôi khi đã vào tù ngồi rồi chứ chẳng chơi! Thôi. Lại xin hiểu cho tấm lòng này không ghét thù ai. Chỉ VLC (vui là chính) mà lại bị  "vơ lời chửi"!

Hứa từ nay sẽ mỗi chai bia, mỗi ly rượu, ta đây sẽ uốn lưỡi mười lần trước khi nói một câu. Bài viết sẽ đưa vợ "duyệt" đi, duyệt lại cẩn thận trước khi gởi bạn bè. Cho chắc!

Đà nẵng, chủ nhật, rảnh, 22.6.14
NQC

Wednesday, June 18, 2014

Uống rượu chờ xem bóng đá với Đinh Cường

Về VN sau một tháng xa
Vào Sài gòn lo công việc đúng mùa khởi tranh world  cup 

Busy. Busy. Busy...

...

Đêm nay về sớm. Bạn  bè vắng hoắc. Nhà buồn tênh
Mở TV kênh thể thao
23 giờ trận Hà Lan- Úc
Đọc bài ghi của ĐC mừng Mỹ thắng Gana 2-1
Chợt nhớ chai Johnny Walker Blue  ĐC mang từ Mỹ về tặng tháng 11 năm rồi, mới độc ẩm một ly còn nguyên trên tủ
Rót rượu, uống tràn
Cũng thế thôi mà
Nghĩ,
Đang đối ẩm với người tặng rượu
 
Có cần đâu cuộc đấu
Có cần đâu đội hình
Ly rượu đầy trước mắt
Reporter bình  luận linh tinh...

Anh Đinh Cường,

Em ngỡ đang xem world cup với anh
Mỹ sẽ gặp đội nào em không cần biết
Brasil gặp ai em cũng không cần lo
Chỉ may là thằng China đã bị loại từ đầu..,

Với ly Johny walker Blue trước mặt
Dường như ta đang đối ẩm. Anh cùng em...

....

Chai rượu cạn dần. Chưa đến giờ start trận đấu
Mà rượu nhiều rồi
Say rồi
Thôi anh xem đi
Em ngủ đây
Mai 5:00 em còn phải đi Cần Thơ công việc
Chừ ngủ ngay sopha phòng khách
Dậy lúc nào sẽ bấm remote để xem
3 trận trực tiếp
Xem tới đâu hay tới đấy...

Chúc các đội đều thắng
Chúc đội favorite của ĐC won!

SG, NQC June 17,14

Uống rượu chờ xem bóng đá với Đinh Cường

Về VN sau một tháng xa
Vào Sài gòn lo công việc đúng mùa khởi tranh world  cup 

Busy. Busy. Busy...

...

Đêm nay về sớm. Bạn  bè vắng hoắc. Nhà buồn tênh
Mở TV kênh thể thao
23 giờ trận Hà Lan- Úc
Đọc bài ghi của ĐC mừng Mỹ thắng Gana 2-1
Chợt nhớ chai Johnny Walker Blue  ĐC mang từ Mỹ về tặng tháng 11 năm rồi, mới độc ẩm một ly còn nguyên trên tủ
Rót rượu, uống tràn
Cũng thế thôi mà
Nghĩ,
Đang đối ẩm với người tặng rượu
 
Có cần đâu cuộc đấu
Có cần đâu đội hình
Ly rượu đầy trước mắt
Reporter bình  luận linh tinh...

Anh Đinh Cường,

Em ngỡ đang xem world cup với anh
Mỹ sẽ gặp đội nào em không cần biết
Brasil gặp ai em cũng không cần lo
Chỉ may là thằng China đã bị loại từ đầu..,

Với ly Johny walker Blue trước mặt
Dường như ta đang đối ẩm. Anh cùng em...

....

Chai rượu cạn dần. Chưa đến giờ start trận đấu
Mà rượu nhiều rồi
Say rồi
Thôi anh xem đi
Em ngủ đây
Mai 5:00 em còn phải đi Cần Thơ công việc
Chừ ngủ ngay sopha phòng khách
Dậy lúc nào sẽ bấm remote để xem
3 trận trực tiếp
Xem tới đâu hay tới đấy...

Chúc các đội đều thắng
Chúc đội favorite của ĐC won!

SG, NQC June 17,14

Thursday, June 12, 2014

Vườn cha sắp thành đại lộ,

Đi xa vừa một tháng. Nhìn lịch ngày 14 âm . Lên xe về quê thắp hương ba mẹ. Để báo cho người,  con đã về, các cháu bình yên. Để nhớ những ngày ba mẹ còn sống, đi đâu về, luôn có chút quà, để ba mẹ mừng khoe với mọi người. Rồi những bữa cơm ấm cúng, thương yêu...

Vườn cha thiếu người chăm sóc vốn hoang tàn... Nhưng hôm nay sao lạ. Cây mận ta trồng năm ba còn sống, hơn năm năm rồi không chịu đơm bông. Cây nhãn trước nhà tuổi đà mấy chục, chưa một lần đậu quả... Vậy mà năm nay. Xoài trái thỏng đầy cành. Mận xum xuê trái đỏ. Nhãn tràn trái mọng. Cây mít cằn cỗi sau nhà cũng treo quả xanh tươi...


Sao mà lạ vậy? Hay cây cũng có tình cảm như người. Cây biết rằng không bao lâu nữa. Cây sẽ thành củi, thành rác. Cây sẽ giã biệt mảnh đất, khu vườn đã bao năm cây chứng kiến buồn vui của làng mạc, của đời người...

Bởi thành phố đã quyết định mở một đại lộ xuyên làng. Sẽ phát triển vùng ngoại ô hiền hoà này thành thành phố sầm uất. Sẽ bê tông hoá, nhựa hoá đường thôn. Xe lớn xe nhỏ sẽ ngày đêm qua lại. Quán xá sẽ mọc lên đầy. Cái làng bình yên nhỏ bé sẽ được hiện đại hoá. Những nông dân tay lấm chân bùn chắc sẽ môi son má phấn với tiền đền bù. Thanh niên sẽ có xe máy mới cáu cạnh  vi vu...

Một đại lộ 32 mét bề ngang sẽ cắt qua đây. Hai bên đại lộ sẽ được chỉnh trang để làm quỹ đất. Đất mất sẽ được nhà nước đền bù theo giá qui định. Nhà mất sẽ được bán lại theo mỗi hộ một mảnh đất vuông vắn 5x25 mét theo giá nhà nước...

Khu vườn của cha hơn 3 ngàn mét vuông tổ tiên để lại không biết bao đời. Bấy lâu vẫn gọi là đất hương hoả. Nay người ta đã đến đo đếm để chuẩn bị đền bù. Thấy bà con chòm xóm tất bật xây tường rào, dựng thêm nhà, sửa cầu tiêu..., mong muốn sẽ lấy được thêm tiền đền bù của nhà nước. Mà tiền đền bù, không biết có đủ để vừa mua đất, vừa xây lại nhà? 

Và, chắc chắn sẽ vĩnh viễn biến mất cái làng quê có con trâu, bãi rạ, có vườn rau, luỹ tre, trước cau sau chuối và lũ chè tàu... Và biết còn không nữa những tình làng nghĩa xóm ơi ới mời nhau vào những dịp mùa, mời nhau bữa cỗ. Nơi đình làng, chén rượu vào ra...

Ôi. Đất nước Việt nam vốn thuần nông. Cổ lai Việt nam vốn với " triết lý cái đình", với tiếng nghé ngọ chiều hôm, khói lam buồn nhớ, với mùi thơm lúa rạ đang mùa, với mùi hăng hắc phân trâu và đất oải.., tiếng tre kẽo kẹt trong gió, tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng mới gặt...


Xã hội VN đâu chỉ phải duy thành thị. Có thị thì có thôn, có phố thì phải có làng. Làng quê chính là hồn người, hồn tổ tiên, đất nước. Làng quê có vườn quê với những cây lâu năm cằn cỗi mang dấu cha già, với từ đường đậm ấn ông cha, với mộ tổ, mộ tiên mà mỗi năm rộn ràng dãy mả, "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.."

Nay con đường lớn đi qua. Làng quê thành phố thị. Ruộng sẽ biến thành đất chung cư, biệt thự. Mả mồ cha ông sẽ được di dời qui tập. Để cho được khang trang, để cho được khoa học. Để cho không còn những thôn làng cũ kỹ. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và vững chắc đi  lên...

Cây trong vườn dường như cũng có tình cây. Nên năm này bỗng đươm bông kết trái. Kết trái nở hoa một lần. Một lần cuối cho mảnh đất này. Ừ, một  lần. Có vẫn hơn không!..


Tôi ứa nước mắt nhớ lời cha lúc lâm chung. " Ba uỷ thác cho con giữ vườn nhà làm nơi thờ tự. Cố truyền cho các cháu đời sau để chúng biết mà tưởng nhớ đến tổ tiên. Cây có cội. Người có tông. Đừng đánh mất nghe con!"...

Bây giờ đây thưa ba. Con không làm gì hơn được nữa. Nhà nước sẽ cho chúng ta mua lại đất làm nhà. Con sẽ xây lại từ đường. Trong đó có treo những bức hình khu vườn nhà mình rộng đẹp. Nói với các cháu rằng. Ngày xưa. Vườn của ông như vậy đấy!...


Rồi con cũng đi xa như ba. Rồi ngày sau đất đai lên giá. Từ đường nay liệu có còn, hay cũng phải đổi thay thành quán, thành bar, thành nhộn nhịp, nhoà nhạt giữa phố thị đông vui ???

Tất cả rồi cũng phù du. Ba đã một đời  vun xới. Con cũng vài năm giữ gìn. Rồi ba cũng đi. Rồi con cũng mất. Đất nước yêu thương này còn có thể mất, huống hồ chi mấy ngàn mét vuông hương hoả nhà mình...

Dâng cây trái trong vườn cúng ba. Thắp một nén hương để mong hương hồn ba đừng quyến luyến, đừng trách chi con...

Nguyễn Quang Chơn
Dương Sơn, Hoà Châu, Hoà Vang, ĐN
11 tháng 6 năm 2014

Vườn cha sắp thành đại lộ,

Đi xa vừa một tháng. Nhìn lịch ngày 14 âm . Lên xe về quê thắp hương ba mẹ. Để báo cho người,  con đã về, các cháu bình yên. Để nhớ những ngày ba mẹ còn sống, đi đâu về, luôn có chút quà, để ba mẹ mừng khoe với mọi người. Rồi những bữa cơm ấm cúng, thương yêu...

Vườn cha thiếu người chăm sóc vốn hoang tàn... Nhưng hôm nay sao lạ. Cây mận ta trồng năm ba còn sống, hơn năm năm rồi không chịu đơm bông. Cây nhãn trước nhà tuổi đà mấy chục, chưa một lần đậu quả... Vậy mà năm nay. Xoài trái thỏng đầy cành. Mận xum xuê trái đỏ. Nhãn tràn trái mọng. Cây mít cằn cỗi sau nhà cũng treo quả xanh tươi...


Sao mà lạ vậy? Hay cây cũng có tình cảm như người. Cây biết rằng không bao lâu nữa. Cây sẽ thành củi, thành rác. Cây sẽ giã biệt mảnh đất, khu vườn đã bao năm cây chứng kiến buồn vui của làng mạc, của đời người...

Bởi thành phố đã quyết định mở một đại lộ xuyên làng. Sẽ phát triển vùng ngoại ô hiền hoà này thành thành phố sầm uất. Sẽ bê tông hoá, nhựa hoá đường thôn. Xe lớn xe nhỏ sẽ ngày đêm qua lại. Quán xá sẽ mọc lên đầy. Cái làng bình yên nhỏ bé sẽ được hiện đại hoá. Những nông dân tay lấm chân bùn chắc sẽ môi son má phấn với tiền đền bù. Thanh niên sẽ có xe máy mới cáu cạnh  vi vu...

Một đại lộ 32 mét bề ngang sẽ cắt qua đây. Hai bên đại lộ sẽ được chỉnh trang để làm quỹ đất. Đất mất sẽ được nhà nước đền bù theo giá qui định. Nhà mất sẽ được bán lại theo mỗi hộ một mảnh đất vuông vắn 5x25 mét theo giá nhà nước...

Khu vườn của cha hơn 3 ngàn mét vuông tổ tiên để lại không biết bao đời. Bấy lâu vẫn gọi là đất hương hoả. Nay người ta đã đến đo đếm để chuẩn bị đền bù. Thấy bà con chòm xóm tất bật xây tường rào, dựng thêm nhà, sửa cầu tiêu..., mong muốn sẽ lấy được thêm tiền đền bù của nhà nước. Mà tiền đền bù, không biết có đủ để vừa mua đất, vừa xây lại nhà? 

Và, chắc chắn sẽ vĩnh viễn biến mất cái làng quê có con trâu, bãi rạ, có vườn rau, luỹ tre, trước cau sau chuối và lũ chè tàu... Và biết còn không nữa những tình làng nghĩa xóm ơi ới mời nhau vào những dịp mùa, mời nhau bữa cỗ. Nơi đình làng, chén rượu vào ra...

Ôi. Đất nước Việt nam vốn thuần nông. Cổ lai Việt nam vốn với " triết lý cái đình", với tiếng nghé ngọ chiều hôm, khói lam buồn nhớ, với mùi thơm lúa rạ đang mùa, với mùi hăng hắc phân trâu và đất oải.., tiếng tre kẽo kẹt trong gió, tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng mới gặt...


Xã hội VN đâu chỉ phải duy thành thị. Có thị thì có thôn, có phố thì phải có làng. Làng quê chính là hồn người, hồn tổ tiên, đất nước. Làng quê có vườn quê với những cây lâu năm cằn cỗi mang dấu cha già, với từ đường đậm ấn ông cha, với mộ tổ, mộ tiên mà mỗi năm rộn ràng dãy mả, "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.."

Nay con đường lớn đi qua. Làng quê thành phố thị. Ruộng sẽ biến thành đất chung cư, biệt thự. Mả mồ cha ông sẽ được di dời qui tập. Để cho được khang trang, để cho được khoa học. Để cho không còn những thôn làng cũ kỹ. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và vững chắc đi  lên...

Cây trong vườn dường như cũng có tình cây. Nên năm này bỗng đươm bông kết trái. Kết trái nở hoa một lần. Một lần cuối cho mảnh đất này. Ừ, một  lần. Có vẫn hơn không!..


Tôi ứa nước mắt nhớ lời cha lúc lâm chung. " Ba uỷ thác cho con giữ vườn nhà làm nơi thờ tự. Cố truyền cho các cháu đời sau để chúng biết mà tưởng nhớ đến tổ tiên. Cây có cội. Người có tông. Đừng đánh mất nghe con!"...

Bây giờ đây thưa ba. Con không làm gì hơn được nữa. Nhà nước sẽ cho chúng ta mua lại đất làm nhà. Con sẽ xây lại từ đường. Trong đó có treo những bức hình khu vườn nhà mình rộng đẹp. Nói với các cháu rằng. Ngày xưa. Vườn của ông như vậy đấy!...


Rồi con cũng đi xa như ba. Rồi ngày sau đất đai lên giá. Từ đường nay liệu có còn, hay cũng phải đổi thay thành quán, thành bar, thành nhộn nhịp, nhoà nhạt giữa phố thị đông vui ???

Tất cả rồi cũng phù du. Ba đã một đời  vun xới. Con cũng vài năm giữ gìn. Rồi ba cũng đi. Rồi con cũng mất. Đất nước yêu thương này còn có thể mất, huống hồ chi mấy ngàn mét vuông hương hoả nhà mình...

Dâng cây trái trong vườn cúng ba. Thắp một nén hương để mong hương hồn ba đừng quyến luyến, đừng trách chi con...

Nguyễn Quang Chơn
Dương Sơn, Hoà Châu, Hoà Vang, ĐN
11 tháng 6 năm 2014

Wednesday, June 4, 2014

Không đề San Jose

Đinh Cường gởi tranh tặng nhà mới
Tranh đẹp như tấm lòng trân quí
Phòng khách sáng lên
Các con hớn hở
Rót ly whisky
Uống một mình
Chiều xuống
Cám ơn hoạ sĩ ĐC, một tấm tình chân!



Sáng nay thăm  Nguyễn Xuân Hoàng
Trong bệnh viện Stanford
Khi đọc thư ĐC forward lại nên biết anh cấp cứu
Mái tóc trắng màu tuyết
Giọng chào ba cha con vang ấm
Đôi mắt nhiều tiếng nói nhìn sâu lòng người
NXH đã khoẻ
Ngày mai anh xuất viện
Lòng vui
Vẽ vội sketch tặng anh
Ghi Stanford hotel May 4, cho một bệnh viện nổi danh...


Ghé dịch giả Hoàng Ngọc Biên
Cầm chai vang Gilroy anh gởi đem về cho Bửu Ý
Vui với những tình bạn như trẻ mãi thách thức thời gian
Chợt nhớ Nguyễn Đức Sơn trên đại ngàn Blao gió núi
Nhớ đêm trên đèo Dran lạnh
Có những tình bạn ấm...

Cũng sắp rời San Jose
Thời gian đi gấp ruỗi
Các con đang chơi đùa sân sau
Ly rượu thơm trước mặt
Bức tranh reo trên tường
Phạm Dũng ở Sg gọi qua bảo sao mà đi lâu
Nắng dịu dàng thắp nến những hàng cây trên con đường trước mặt
Giọt rượu len qua cổ
Cám ơn cuộc đời còn cho đọng những tình thân...

San Jose,  June 4, 14
Thân kính tặng hoạ sĩ ĐC

Không đề San Jose

Đinh Cường gởi tranh tặng nhà mới
Tranh đẹp như tấm lòng trân quí
Phòng khách sáng lên
Các con hớn hở
Rót ly whisky
Uống một mình
Chiều xuống
Cám ơn hoạ sĩ ĐC, một tấm tình chân!



Sáng nay thăm  Nguyễn Xuân Hoàng
Trong bệnh viện Stanford
Khi đọc thư ĐC forward lại nên biết anh cấp cứu
Mái tóc trắng màu tuyết
Giọng chào ba cha con vang ấm
Đôi mắt nhiều tiếng nói nhìn sâu lòng người
NXH đã khoẻ
Ngày mai anh xuất viện
Lòng vui
Vẽ vội sketch tặng anh
Ghi Stanford hotel May 4, cho một bệnh viện nổi danh...


Ghé dịch giả Hoàng Ngọc Biên
Cầm chai vang Gilroy anh gởi đem về cho Bửu Ý
Vui với những tình bạn như trẻ mãi thách thức thời gian
Chợt nhớ Nguyễn Đức Sơn trên đại ngàn Blao gió núi
Nhớ đêm trên đèo Dran lạnh
Có những tình bạn ấm...

Cũng sắp rời San Jose
Thời gian đi gấp ruỗi
Các con đang chơi đùa sân sau
Ly rượu thơm trước mặt
Bức tranh reo trên tường
Phạm Dũng ở Sg gọi qua bảo sao mà đi lâu
Nắng dịu dàng thắp nến những hàng cây trên con đường trước mặt
Giọt rượu len qua cổ
Cám ơn cuộc đời còn cho đọng những tình thân...

San Jose,  June 4, 14
Thân kính tặng hoạ sĩ ĐC