Monday, July 29, 2013

Công ty CP KT Phúc Khang Hưng: Tham gia hành động vì người nghèo tại huyện Đảo Lý Sơn

Một số doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng: ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
Vừa qua, đồng chí Lê Văn Sáu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đưa một số doanh nghiệp thân quen ở thành phố Đà Nẵng đi thăm và tặng quà cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống tại huyện đảo Lý Sơn.
Đoàn doanh nghiệp gồm 10 người do ông Nguyễn Quang Chơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Kỹ thuật Phúc Khang Hưng, một doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cơ điện, hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng dẫn đầu.
Xuất phát từ tình yêu đối với đảo tiền tiêu của Tổ quốc, đoàn doanh nghiệp đã thực hiện một chuyến đi về nơi được các nhà nghiên cứu và giới truyền thông ghi nhận là “bảo tàng sống” về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa với các di tích lịch sử gắn liền với hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa; nơi có những con người kiên cường ngày đêm bám biển trên vùng đảo Hoàng Sa để mưu sinh và để khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dù bao nhiêu thiên tai và cả nhân tai luôn rình rập.
Người ta nói rằng, An Vĩnh, An Hải đảo Lý Sơn là những phần lãnh thổ nhô ra biển xa nhất, gần với Hoàng Sa nhất. Nơi đây, những con thuyền của ngư dân dễ dàng đi đến vùng biển Hoàng Sa nhờ cự ly gần và những điều kiện thuận lợi về thủy văn. Chính vì vậy, ngư dân Lý Sơn từ xưa đã có truyền thống đánh bắt xa bờ. Họ là những con người giàu kinh nghiệm biển giả và đầy bản lĩnh trước phong ba bão tố, rất phù hợp với những chuyến đi dài ngày tới Hoàng Sa.
Người ta nói rằng, sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc đã và đang đặt trên vai người dân Lý Sơn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo. Hiện Lý Sơn có khoảng 500 - 600 thợ lặn chuyên nghiệp ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa để lặn bắt hải sâm, đồn đột và tìm phế liệu từ những con tàu đắm. Mặc dù Trung Quốc đã tìm mọi cách, kể cả việc bắt bớ, đánh đập, đòi tiền chuộc để ngăn cản sự có mặt của ngư dân Lý Sơn tại vùng biển Hoàng Sa, nhưng chúng không thể ngăn được. Những ngư dân Lý Sơn sau mỗi cơn hoạn nạn, lại đứng lên và hướng mũi thuyền về phía Hoàng Sa, mà điển hình là “sói biển” Mai Phụng Lưu từng 4 lần bị Trung Quốc bắt giam, có lần trắng tay vì bị tịch thu tàu, nhưng vẫn không thôi trở lại Hoàng Sa như một sự cuốn hút kỳ lạ.
Những điều đó có sức hấp dẫn với nhiều người, kể cả các doanh nhân tuy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhưng vẫn không quên để tâm theo dõi nhữngvấn đề thời sự của đất nước, đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã và đang bị Trung Quốc đe dọa chiếm lấy.
Trong khoảng thời gian sáng hôm trước ra đảo, sáng hôm sau về lại đất liền, đoàn doanh nghiệp Đà Nẵng đã đến tham quan bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Nơi đây trưng bày khá nhiều tư liệu, hình ảnh và hiện vật liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, những bằng chứng hùng hồn, góp phần cùng với các dấu tích khác khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Đoàn đã chụp ảnh lưu niệm trước cụm tượng đài bằng đá cẩm thạch cao 4,5m khánh thành từ năm 2009 có gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải" và khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
alt
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa
Đoàn đến viếng Âm Linh tự, nơi thờ các binh phu Hoàng Sa và phối thờ các vị thần khác để ngưỡng vọng những bậc anh hùng, ngư dân đảo Lý Sơn nhận lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa từ thời vua Minh Mạng triều Nguyễn.
Đoàn đã đi thăm hai ngôi chùa lâu đời, thắng cảnh nổi tiếng của Lý Sơn để tâm hồn thêm một lần lắng đọng với mảnh đất và con người Lý Sơn và để ngắm nhìn những bức tranh thủy mạc của núi, của trời, của biển đảo Lý Sơn. Sau khi “xuống núi” tham quan chùa Hang, nơi thờ Phật và các vị tiền hiền đã có công khai hoang, dựng xây huyện đảo, đoàn dừng chân nơi quán Sơn Thủy để “tắm biển” dù ở đó không thể bơi lội tung tăng, nhưng nước biển mặn mòi, trong vắt và để ăn trưa dưới bóng cây bàng vuông đang độ lớn. Buổi chiều Đoàn “lên núi” men theo hơn 100 bậc đá để tham quan chùa Đục với các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi sau khi ngắm nhìn tượng Quán Thế Âm cao 27 mét ngay tiền sảnh. Theo tương truyền, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở nơi này để trấn giữ bình yên cho người dân trên đảo tránh những thiên tai. Anh em trong đoàn gần như tất cả đều leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa giờ chỉ là một lòng chảo cỏ mọc xanh rờn và để ngắm nhìn bao quát biển trời Lý Sơn. Quán Sơn Thủy đã một lần đến, đoàn không thể không đến thêm lần nữa vào buổi tối vì món ốc cừ xào, món cá dìa nướng, món rong biển trộn, món cháo nhum… và nhất là ngọn gió mát lành thổi từ biển bao la vào một không gian tưởng như nằm giữa lưng chừng biển và trời.
Tối hôm ấy, đoàn doanh nghiệp Đà Nẵng được tiếp xúc với đồng chí Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy và một số vị lãnh đạo khác của Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lý Sơn. Ông Nguyễn Quang Chơn, thay mặt anh em đã bày tỏ niềm vui và xúc động khi được ra thăm huyện đảo và hứa sẽ có những hành động cụ thể để giúp đỡ cho một số gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ông đã trao số tiền 5 triệu đồng của cá nhân để Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chuyển đến giúp đỡ gia đình ông Phạm Hỷ là hộ nghèo lại có con gái 9 tuổi bị bệnh tim đang phải điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phạm Nghĩa, Giám đốc Bán hàng Miền Trung Công ty TNHH Cơ điện APS cũng bỏ tiền riêng 1 triệu đồng để giúp đỡ hộ nghèo này.
Tạm biệt Lý Sơn khi chưa được đến thăm Miếu thành hoàng ở đình làng An Hải cũng thờ lính Hoàng Sa; thăm mộ cai đội Phạm Quang Ảnh ở thôn Đông xã An Vĩnh; thăm nhà thờ họ Phạm và nhà thờ họ Võ ở thôn Tây, xã An Vĩnh, nơi lưu giữ nhiều tài liệu, gia phả liên quan đến cai đội Phạm Quang Ảnh và lính Hoàng Sa; thăm Dinh ông Thắm thờ cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết và ngôi mộ của ông…, nhiều anh em trong đoàn cảm thấy tiếc nuối. Nhưng biết đâu đấy là lý do lôi cuốn anh em thêm một lần trở lại Lý Sơn trong tương lai gần để thắt chặt thêm tình cảm của đất liền với biển đảo quê hương./. LVS)
Theo thông tin UBMT TQVN- Tỉnh Quảng Ngãi

Công ty CP KT Phúc Khang Hưng: Tham gia hành động vì người nghèo tại huyện Đảo Lý Sơn

Một số doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng: ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
Vừa qua, đồng chí Lê Văn Sáu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đưa một số doanh nghiệp thân quen ở thành phố Đà Nẵng đi thăm và tặng quà cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống tại huyện đảo Lý Sơn.
Đoàn doanh nghiệp gồm 10 người do ông Nguyễn Quang Chơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Kỹ thuật Phúc Khang Hưng, một doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cơ điện, hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng dẫn đầu.
Xuất phát từ tình yêu đối với đảo tiền tiêu của Tổ quốc, đoàn doanh nghiệp đã thực hiện một chuyến đi về nơi được các nhà nghiên cứu và giới truyền thông ghi nhận là “bảo tàng sống” về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa với các di tích lịch sử gắn liền với hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa; nơi có những con người kiên cường ngày đêm bám biển trên vùng đảo Hoàng Sa để mưu sinh và để khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dù bao nhiêu thiên tai và cả nhân tai luôn rình rập.
Người ta nói rằng, An Vĩnh, An Hải đảo Lý Sơn là những phần lãnh thổ nhô ra biển xa nhất, gần với Hoàng Sa nhất. Nơi đây, những con thuyền của ngư dân dễ dàng đi đến vùng biển Hoàng Sa nhờ cự ly gần và những điều kiện thuận lợi về thủy văn. Chính vì vậy, ngư dân Lý Sơn từ xưa đã có truyền thống đánh bắt xa bờ. Họ là những con người giàu kinh nghiệm biển giả và đầy bản lĩnh trước phong ba bão tố, rất phù hợp với những chuyến đi dài ngày tới Hoàng Sa.
Người ta nói rằng, sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc đã và đang đặt trên vai người dân Lý Sơn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo. Hiện Lý Sơn có khoảng 500 - 600 thợ lặn chuyên nghiệp ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa để lặn bắt hải sâm, đồn đột và tìm phế liệu từ những con tàu đắm. Mặc dù Trung Quốc đã tìm mọi cách, kể cả việc bắt bớ, đánh đập, đòi tiền chuộc để ngăn cản sự có mặt của ngư dân Lý Sơn tại vùng biển Hoàng Sa, nhưng chúng không thể ngăn được. Những ngư dân Lý Sơn sau mỗi cơn hoạn nạn, lại đứng lên và hướng mũi thuyền về phía Hoàng Sa, mà điển hình là “sói biển” Mai Phụng Lưu từng 4 lần bị Trung Quốc bắt giam, có lần trắng tay vì bị tịch thu tàu, nhưng vẫn không thôi trở lại Hoàng Sa như một sự cuốn hút kỳ lạ.
Những điều đó có sức hấp dẫn với nhiều người, kể cả các doanh nhân tuy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhưng vẫn không quên để tâm theo dõi nhữngvấn đề thời sự của đất nước, đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã và đang bị Trung Quốc đe dọa chiếm lấy.
Trong khoảng thời gian sáng hôm trước ra đảo, sáng hôm sau về lại đất liền, đoàn doanh nghiệp Đà Nẵng đã đến tham quan bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Nơi đây trưng bày khá nhiều tư liệu, hình ảnh và hiện vật liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, những bằng chứng hùng hồn, góp phần cùng với các dấu tích khác khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Đoàn đã chụp ảnh lưu niệm trước cụm tượng đài bằng đá cẩm thạch cao 4,5m khánh thành từ năm 2009 có gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải" và khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
alt
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa
Đoàn đến viếng Âm Linh tự, nơi thờ các binh phu Hoàng Sa và phối thờ các vị thần khác để ngưỡng vọng những bậc anh hùng, ngư dân đảo Lý Sơn nhận lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa từ thời vua Minh Mạng triều Nguyễn.
Đoàn đã đi thăm hai ngôi chùa lâu đời, thắng cảnh nổi tiếng của Lý Sơn để tâm hồn thêm một lần lắng đọng với mảnh đất và con người Lý Sơn và để ngắm nhìn những bức tranh thủy mạc của núi, của trời, của biển đảo Lý Sơn. Sau khi “xuống núi” tham quan chùa Hang, nơi thờ Phật và các vị tiền hiền đã có công khai hoang, dựng xây huyện đảo, đoàn dừng chân nơi quán Sơn Thủy để “tắm biển” dù ở đó không thể bơi lội tung tăng, nhưng nước biển mặn mòi, trong vắt và để ăn trưa dưới bóng cây bàng vuông đang độ lớn. Buổi chiều Đoàn “lên núi” men theo hơn 100 bậc đá để tham quan chùa Đục với các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi sau khi ngắm nhìn tượng Quán Thế Âm cao 27 mét ngay tiền sảnh. Theo tương truyền, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở nơi này để trấn giữ bình yên cho người dân trên đảo tránh những thiên tai. Anh em trong đoàn gần như tất cả đều leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa giờ chỉ là một lòng chảo cỏ mọc xanh rờn và để ngắm nhìn bao quát biển trời Lý Sơn. Quán Sơn Thủy đã một lần đến, đoàn không thể không đến thêm lần nữa vào buổi tối vì món ốc cừ xào, món cá dìa nướng, món rong biển trộn, món cháo nhum… và nhất là ngọn gió mát lành thổi từ biển bao la vào một không gian tưởng như nằm giữa lưng chừng biển và trời.
Tối hôm ấy, đoàn doanh nghiệp Đà Nẵng được tiếp xúc với đồng chí Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy và một số vị lãnh đạo khác của Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lý Sơn. Ông Nguyễn Quang Chơn, thay mặt anh em đã bày tỏ niềm vui và xúc động khi được ra thăm huyện đảo và hứa sẽ có những hành động cụ thể để giúp đỡ cho một số gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ông đã trao số tiền 5 triệu đồng của cá nhân để Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chuyển đến giúp đỡ gia đình ông Phạm Hỷ là hộ nghèo lại có con gái 9 tuổi bị bệnh tim đang phải điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phạm Nghĩa, Giám đốc Bán hàng Miền Trung Công ty TNHH Cơ điện APS cũng bỏ tiền riêng 1 triệu đồng để giúp đỡ hộ nghèo này.
Tạm biệt Lý Sơn khi chưa được đến thăm Miếu thành hoàng ở đình làng An Hải cũng thờ lính Hoàng Sa; thăm mộ cai đội Phạm Quang Ảnh ở thôn Đông xã An Vĩnh; thăm nhà thờ họ Phạm và nhà thờ họ Võ ở thôn Tây, xã An Vĩnh, nơi lưu giữ nhiều tài liệu, gia phả liên quan đến cai đội Phạm Quang Ảnh và lính Hoàng Sa; thăm Dinh ông Thắm thờ cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết và ngôi mộ của ông…, nhiều anh em trong đoàn cảm thấy tiếc nuối. Nhưng biết đâu đấy là lý do lôi cuốn anh em thêm một lần trở lại Lý Sơn trong tương lai gần để thắt chặt thêm tình cảm của đất liền với biển đảo quê hương./. LVS)
Theo thông tin UBMT TQVN- Tỉnh Quảng Ngãi

Sunday, July 28, 2013

Tản mạn trong vườn cha,


Tôi mở cửa vườn nhà cha tôi.  Cỏ dại mọc cao khắp vườn. Những cây khô thiếu nước èo ọp với những cánh lá lưa thưa... Trời bỗng âm u và như đọng nước. Ẩm thấp làm trán tôi rịn những mồ hôi. Cửa đóng im ỉm. Hoang vắng lạ lùng...

Tôi mở cửa nhà thờ. Lấy chổi quét nền nhà phủ bụi. Quét bàn thờ đây đó nhện giăng...
Khói hương bay. Hình cha mẹ tôi trên bàn thờ khuôn mặt tươi cười nhìn tôi nhưng tôi thấy như đang trách nhẹ...

Tôi đi quanh vườn một vòng. Cây ớt chỉ thiên trái đã héo khô. Cây ổi bên nhà sâu ăn rụng trái. Cây chanh sau bếp như sắp khô tàn. Cây chôm chôm lại đang trổ hoa. Đây đó những trái xoài non rơi rụng...

Tôi chợt nhớ cha tôi. Người đi từ số không rồi xoay chuyển vòng đời suốt 90 năm. Thực sự về hưu năm 54 tuổi sau khi chiến tranh kết thúc 1975. 

Những năm lăn lộn đời người, ông đã từng là một trong những người giàu nhất Tam Kỳ, Quảng Tín. Ông có nhiều dãy nhà ở TK. Có nhà ở Nha Trang, Sài Gòn..., sau 75 ông về quê xưa xây lại từ đường, dựng nếp sống điền viên. Khuôn vườn của cha mẹ hoang tàn được ông chăm sóc vun trồng. Ông dựng trường, xây chùa, lập miếu...

Bây giờ ông đã đi xa đúng 5 năm. Nhà ở SG đã bán từ lâu. Nhà ở Nha Trang ông cho người bà con. Nhà ở Tam Kỳ ông hiến cho nhà nước. Tất cả rồi cũng phù vân. Những năm cuối cuộc đời ông trở lại người khởi hành với những người con, hiếu để có, vô tình có. Ông chan hoà  với bà con chòm xóm. Hạnh phúc hay bất hạnh ông vẫn an nhiên...

Ông trở lại số không như 90 năm trước ông là số không tròn trĩnh...

Tôi chợt nhận ra số không của vòng tròn một đời người. Tất cả đều bắt đầu và trở về với một số không nhưng trong vòng luân chuyển đó thật sự là dễ sợ. Bao toan tính. Bao âm mưu. Bao dối gian. Bao ân oán...

Vái trước bàn thờ cha mẹ. Tôi cám ơn ông bà đã sống một vòng tròn nhân nghĩa để cho tôi được hạnh phúc giờ đây. ..

Tôi cũng đã sắp đi hết vòng tròn. Tôi cũng sắp thấy con số không tròn trĩnh và tôi muốn cám ơn người, cám ơn đời, cám ơn bè bạn, đã cho tôi biết buồn, biết vui, biết hờn ghét và, biết yêu thương...

27/7/13, NQC

Tản mạn trong vườn cha,


Tôi mở cửa vườn nhà cha tôi.  Cỏ dại mọc cao khắp vườn. Những cây khô thiếu nước èo ọp với những cánh lá lưa thưa... Trời bỗng âm u và như đọng nước. Ẩm thấp làm trán tôi rịn những mồ hôi. Cửa đóng im ỉm. Hoang vắng lạ lùng...

Tôi mở cửa nhà thờ. Lấy chổi quét nền nhà phủ bụi. Quét bàn thờ đây đó nhện giăng...
Khói hương bay. Hình cha mẹ tôi trên bàn thờ khuôn mặt tươi cười nhìn tôi nhưng tôi thấy như đang trách nhẹ...

Tôi đi quanh vườn một vòng. Cây ớt chỉ thiên trái đã héo khô. Cây ổi bên nhà sâu ăn rụng trái. Cây chanh sau bếp như sắp khô tàn. Cây chôm chôm lại đang trổ hoa. Đây đó những trái xoài non rơi rụng...

Tôi chợt nhớ cha tôi. Người đi từ số không rồi xoay chuyển vòng đời suốt 90 năm. Thực sự về hưu năm 54 tuổi sau khi chiến tranh kết thúc 1975. 

Những năm lăn lộn đời người, ông đã từng là một trong những người giàu nhất Tam Kỳ, Quảng Tín. Ông có nhiều dãy nhà ở TK. Có nhà ở Nha Trang, Sài Gòn..., sau 75 ông về quê xưa xây lại từ đường, dựng nếp sống điền viên. Khuôn vườn của cha mẹ hoang tàn được ông chăm sóc vun trồng. Ông dựng trường, xây chùa, lập miếu...

Bây giờ ông đã đi xa đúng 5 năm. Nhà ở SG đã bán từ lâu. Nhà ở Nha Trang ông cho người bà con. Nhà ở Tam Kỳ ông hiến cho nhà nước. Tất cả rồi cũng phù vân. Những năm cuối cuộc đời ông trở lại người khởi hành với những người con, hiếu để có, vô tình có. Ông chan hoà  với bà con chòm xóm. Hạnh phúc hay bất hạnh ông vẫn an nhiên...

Ông trở lại số không như 90 năm trước ông là số không tròn trĩnh...

Tôi chợt nhận ra số không của vòng tròn một đời người. Tất cả đều bắt đầu và trở về với một số không nhưng trong vòng luân chuyển đó thật sự là dễ sợ. Bao toan tính. Bao âm mưu. Bao dối gian. Bao ân oán...

Vái trước bàn thờ cha mẹ. Tôi cám ơn ông bà đã sống một vòng tròn nhân nghĩa để cho tôi được hạnh phúc giờ đây. ..

Tôi cũng đã sắp đi hết vòng tròn. Tôi cũng sắp thấy con số không tròn trĩnh và tôi muốn cám ơn người, cám ơn đời, cám ơn bè bạn, đã cho tôi biết buồn, biết vui, biết hờn ghét và, biết yêu thương...

27/7/13, NQC

Thursday, July 25, 2013

THẦN BEN,


Tại vương quốc Lạc Kiều xứ Đông Châu, nạn nhân mãn đang leo thang trầm trọng.

 

Từ 23 triệu dân, sau 28 năm đã lên đến gần 90 triệu, cứ ra đường là chen chúc, người ăn mày, kẻ đánh giày, bán vé số, dân lang thang cơ nhỡ, bụi đời…la liệt.

 

Nhà vua đã ban hành bao nhiêu chính sách, bao nhiêu biện pháp, nào là vận động chị em đặt vòng ngay từ khi chưa lấy chng, đàn ông thăt ống dân tinh từ thuở còn đi học, bao cao su phát không kèm theo kẹo, chiến dịch thi đua không đẻ v.v…nhưng đ vẫn cứ đẻ, tăng vẫn cứ tăng…

 

Trước tình hình đó, vua nước Lạc Kiều triệu tập cácquan đầu tỉnh về kinh để tìm ra biện pháp giải trừ nhân mãn .

 

Hội nghị được tổ chức tại hoàng cung có sự tham gia của nhiều tổ chức, hội đoàn quốc tế….Đã 7 ngày trôi qua vẫn chưa có quyết sách gì sáng sủa cho nhà vua phê chuẩn.

 

Hội nghị tưởng đã đi vào bế tắc, bổng một vị  quan đầu tỉnh Y xin phát biểu: Tôi xin tiến cử quan đầuthành Đà tại miền Trung. Theo chúng tôi được biết, lãnh đạo ở đây đã sử dụng một vị thần tên là thần BEN, đang ngăn chận hữu hiệu nạn nhân mãn ởthành này.

 

Vua bèn vời quan đầu thành Đà báo cáo.

 

Cáo bm hoàng thượng, thật ra việc này thần mới áp dụng khoảng 4 năm nay nên chưa có kết luận cuối cùng về tính hiệu quả nhưng nay Hoàng thượng bảo, thần xin được báo cáo.

 

Hoàng thượng: Nghe nói ngươi sử dụng thần Ben. Có phải là người tài giỏi như ông Cẩm Thành ở trong Nam có tài di dời nhà cửa nên người ta tôn là Thần Đèn, đúng không?

 

Bẩm không ạ, Ben đây chính là tên một phương tiện vận chuyển cơ giới, đa số thược dòng họ CÔNG cả.

 

Dòng họ Công, là Công công trong triều?

 

Dạ không. Công đây là công an ở địa phương chúng thần thôi ạ!

 

Ta không hiểu, ngươi nói mau lên!

 

Bẩm hoàng thượng, số là trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và địa phương thần. Nhiều ao hồ, ruộng vườn phải san lấp để xâydựng hạ tầng, nhà cửa, khu công nghiệp….Thần đã phải dụng đến nhiều xe ben để chở đất cát từ các vùng đồi núi, ngoại ô vào thành phố. Lực lượng hàng trăm chiếc Ben này chạy suốt ngày đêm trong thành phố. Đa số là do các vị công an sở tại làm chủ, thuê cháu con non choẹt, mặt búng ra sữa, học xong một khóa đào tạo lái xe ngắn hạn là đã được nhảy lên cầm vô lăng chở đất thuê.

 

Để có thể xoay vòng mau, các lái xe này đã tỏ ra đúng là những tay đua trên đường phố, vì được công an người nhà bảo kê nên tốc độ hạn chế tối đa 30-40 cây số giờ trong nội thành chỉ là cái đinh gỉ. Với tay nghề yếu kém cùng tài năng thi đua thành tích đổ được nhiều đất nhất, chúng đã thực sự trở thành các hung thần trên đường phố. Mấy năm qua, nhiều người dân ra đường đã trở thành mồi ngon cho chúng. Gần đây nhất, chỉ trong một ngày mà các anh hùng xa lộ này đã giết đi 05 mạng người, làm bị thương 11 người khó có cơ qua khỏi. Nh thành tích giết người hoàng loạt đó nên nhân dân thành phố hạ thần quá sợ hãi mà phải gọi các tay đua này là thần BEN

 

Những người nhà gầnđường lộ, ngã ba ngã tư còn lập cả bàn thờ thần Ben, mong rằng các hung thần sẽ không tông thẳng vào nhà như những trường hợp tại ngã tư Hòa Nắm năm xưa…

 

Không những việc giết người vô tội vạ để góp phần vào việc giảm thiểu số dân đang sống, họ còn có sáng kiến hạn chế nhân mãn rất khoa học và thời thượng, đó là tận diệt môi trường dân sinh.

 

Hàng ngày trên đường đua của mình, các vị thần đã để lại trên đường phố mịt mù bụi bặm. Thành phố cứnhư thành phố sương mù. Họ xả vào nhà dân bao nhiêu khói bụi hàng ngày. Trời nắng thì bụi tung bay. Trời mưa thì thành bùn nhão nhoẹt. Người dân ăn, người dân ngủ, hít thở cùng bụi này chẳng mấy chốc không chết thì cũng bệnh tật, vô sinh…

 

Bên cạnh đó, đường sá xuống cấp, ổ trâu, ổ voi, cũng đã góp phần gây bao tai nạn giao thông cho xe máy, xe đập…, há không phải là biện pháp chống nạn nhân mãn hữu hiệu lắm ru???

 

Vậy ngươi không sợ người dân đòi bồi thường thiệt hại à?

 

Dạ, mỗi mạng người được pháp luật bồi thường 7 triệu đồng, tính ra còn rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo tuyên truyền, học tập hàng năm về sinh đẻ có kế hoạch vốn chỉ tốn hao mà không hiệu quả!

 

Hay! Hay. Đây là một phát kiến lớn. Vừa có đất để phát triển hạ tầng, bán lấy tiền cho thành phố, vừa có tính răn đe người dân sợ hãi khi tham gia lưu thông , vừa giải quyết nạn nhân mãn một cách quyết liệt và không thương xót nhất!

 

Nay ta truyền cho các đia phương hãy đến thành Đàđể học tập, nhân rộng mô hình THẦN BEN ra cả nước để hạn chế nạn nhân mãn tối đa!

 

Cuối năm Quí Dậu sẽ báo cáo tổng kết cho Trẫm biết! Bãi chầu!

 

12/2006,

 

NQC, thư giãn cuối tuần

THẦN BEN,


Tại vương quốc Lạc Kiều xứ Đông Châu, nạn nhân mãn đang leo thang trầm trọng.

 

Từ 23 triệu dân, sau 28 năm đã lên đến gần 90 triệu, cứ ra đường là chen chúc, người ăn mày, kẻ đánh giày, bán vé số, dân lang thang cơ nhỡ, bụi đời…la liệt.

 

Nhà vua đã ban hành bao nhiêu chính sách, bao nhiêu biện pháp, nào là vận động chị em đặt vòng ngay từ khi chưa lấy chng, đàn ông thăt ống dân tinh từ thuở còn đi học, bao cao su phát không kèm theo kẹo, chiến dịch thi đua không đẻ v.v…nhưng đ vẫn cứ đẻ, tăng vẫn cứ tăng…

 

Trước tình hình đó, vua nước Lạc Kiều triệu tập cácquan đầu tỉnh về kinh để tìm ra biện pháp giải trừ nhân mãn .

 

Hội nghị được tổ chức tại hoàng cung có sự tham gia của nhiều tổ chức, hội đoàn quốc tế….Đã 7 ngày trôi qua vẫn chưa có quyết sách gì sáng sủa cho nhà vua phê chuẩn.

 

Hội nghị tưởng đã đi vào bế tắc, bổng một vị  quan đầu tỉnh Y xin phát biểu: Tôi xin tiến cử quan đầuthành Đà tại miền Trung. Theo chúng tôi được biết, lãnh đạo ở đây đã sử dụng một vị thần tên là thần BEN, đang ngăn chận hữu hiệu nạn nhân mãn ởthành này.

 

Vua bèn vời quan đầu thành Đà báo cáo.

 

Cáo bm hoàng thượng, thật ra việc này thần mới áp dụng khoảng 4 năm nay nên chưa có kết luận cuối cùng về tính hiệu quả nhưng nay Hoàng thượng bảo, thần xin được báo cáo.

 

Hoàng thượng: Nghe nói ngươi sử dụng thần Ben. Có phải là người tài giỏi như ông Cẩm Thành ở trong Nam có tài di dời nhà cửa nên người ta tôn là Thần Đèn, đúng không?

 

Bẩm không ạ, Ben đây chính là tên một phương tiện vận chuyển cơ giới, đa số thược dòng họ CÔNG cả.

 

Dòng họ Công, là Công công trong triều?

 

Dạ không. Công đây là công an ở địa phương chúng thần thôi ạ!

 

Ta không hiểu, ngươi nói mau lên!

 

Bẩm hoàng thượng, số là trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và địa phương thần. Nhiều ao hồ, ruộng vườn phải san lấp để xâydựng hạ tầng, nhà cửa, khu công nghiệp….Thần đã phải dụng đến nhiều xe ben để chở đất cát từ các vùng đồi núi, ngoại ô vào thành phố. Lực lượng hàng trăm chiếc Ben này chạy suốt ngày đêm trong thành phố. Đa số là do các vị công an sở tại làm chủ, thuê cháu con non choẹt, mặt búng ra sữa, học xong một khóa đào tạo lái xe ngắn hạn là đã được nhảy lên cầm vô lăng chở đất thuê.

 

Để có thể xoay vòng mau, các lái xe này đã tỏ ra đúng là những tay đua trên đường phố, vì được công an người nhà bảo kê nên tốc độ hạn chế tối đa 30-40 cây số giờ trong nội thành chỉ là cái đinh gỉ. Với tay nghề yếu kém cùng tài năng thi đua thành tích đổ được nhiều đất nhất, chúng đã thực sự trở thành các hung thần trên đường phố. Mấy năm qua, nhiều người dân ra đường đã trở thành mồi ngon cho chúng. Gần đây nhất, chỉ trong một ngày mà các anh hùng xa lộ này đã giết đi 05 mạng người, làm bị thương 11 người khó có cơ qua khỏi. Nh thành tích giết người hoàng loạt đó nên nhân dân thành phố hạ thần quá sợ hãi mà phải gọi các tay đua này là thần BEN

 

Những người nhà gầnđường lộ, ngã ba ngã tư còn lập cả bàn thờ thần Ben, mong rằng các hung thần sẽ không tông thẳng vào nhà như những trường hợp tại ngã tư Hòa Nắm năm xưa…

 

Không những việc giết người vô tội vạ để góp phần vào việc giảm thiểu số dân đang sống, họ còn có sáng kiến hạn chế nhân mãn rất khoa học và thời thượng, đó là tận diệt môi trường dân sinh.

 

Hàng ngày trên đường đua của mình, các vị thần đã để lại trên đường phố mịt mù bụi bặm. Thành phố cứnhư thành phố sương mù. Họ xả vào nhà dân bao nhiêu khói bụi hàng ngày. Trời nắng thì bụi tung bay. Trời mưa thì thành bùn nhão nhoẹt. Người dân ăn, người dân ngủ, hít thở cùng bụi này chẳng mấy chốc không chết thì cũng bệnh tật, vô sinh…

 

Bên cạnh đó, đường sá xuống cấp, ổ trâu, ổ voi, cũng đã góp phần gây bao tai nạn giao thông cho xe máy, xe đập…, há không phải là biện pháp chống nạn nhân mãn hữu hiệu lắm ru???

 

Vậy ngươi không sợ người dân đòi bồi thường thiệt hại à?

 

Dạ, mỗi mạng người được pháp luật bồi thường 7 triệu đồng, tính ra còn rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo tuyên truyền, học tập hàng năm về sinh đẻ có kế hoạch vốn chỉ tốn hao mà không hiệu quả!

 

Hay! Hay. Đây là một phát kiến lớn. Vừa có đất để phát triển hạ tầng, bán lấy tiền cho thành phố, vừa có tính răn đe người dân sợ hãi khi tham gia lưu thông , vừa giải quyết nạn nhân mãn một cách quyết liệt và không thương xót nhất!

 

Nay ta truyền cho các đia phương hãy đến thành Đàđể học tập, nhân rộng mô hình THẦN BEN ra cả nước để hạn chế nạn nhân mãn tối đa!

 

Cuối năm Quí Dậu sẽ báo cáo tổng kết cho Trẫm biết! Bãi chầu!

 

12/2006,

 

NQC, thư giãn cuối tuần

Mưa bóng mây,

Em đi qua phố một mình,

Bóng mây thấy được, cố tình làm mưa,

Cơn mưa mây giữa ban trưa,

Hạt rơi cây cỏ, hạt vừa tóc em…

 

Em đi qua phố nhẹ tênh,

Như mây một bóng lênh đênh cuối trời,

Mây đi, em cũng đi rồi,

Mái hiên em nấp, còn tôi một mình,

 

Hết mưa, trưa cũng buồn tênh!....

 

1994, Hà nội,

Chơn


Mưa bóng mây,

Em đi qua phố một mình,

Bóng mây thấy được, cố tình làm mưa,

Cơn mưa mây giữa ban trưa,

Hạt rơi cây cỏ, hạt vừa tóc em…

 

Em đi qua phố nhẹ tênh,

Như mây một bóng lênh đênh cuối trời,

Mây đi, em cũng đi rồi,

Mái hiên em nấp, còn tôi một mình,

 

Hết mưa, trưa cũng buồn tênh!....

 

1994, Hà nội,

Chơn


NHỚ TAM KỲ

Đôi khi chợt nhớ Tam kỳ,

Nhớ bún buổi sáng, nhớ mỳ buổi trưa,

Nhớ bè bạn, nhớ nắng mưa,

Nhớ cơm gà nay bà Ký, nhớ bún bò xưa bà Tề...

 

Nhớ Tamkỳ, nhớ bộn bề,

Nhớ ca nhớ hát, nhớ về nhớ nhau...

Nhớ Tam kỳ, nhớ mệt nhoài,

Nhớ ngập tràn ly rượu đắng, nhớ nhạt nhòa từng câu thơ...

 

Đôi khi chợt nhớ Tam kỳ,

Nhớ vui buổi trước, nhớ buồn buổi sau,

Nhớ kỷ niệm, nhớ chiêm bao,

Nhớ em đi mãi vì sao chưa về

 

Nhớ Tam kỳ, nhớ não nề,

Nhớ lên nhớ xuống, nhớ về có nhau,

Nhớ Tamkỳ, nhớ Tamkỳ,

Nhớ câu thơ cũ, có gì mà nhớ ghê??,...

 

Chơn,

23/9/06 một đêm mưa nhớ Tam kỳ và bạn bè

NHỚ TAM KỲ

Đôi khi chợt nhớ Tam kỳ,

Nhớ bún buổi sáng, nhớ mỳ buổi trưa,

Nhớ bè bạn, nhớ nắng mưa,

Nhớ cơm gà nay bà Ký, nhớ bún bò xưa bà Tề...

 

Nhớ Tamkỳ, nhớ bộn bề,

Nhớ ca nhớ hát, nhớ về nhớ nhau...

Nhớ Tam kỳ, nhớ mệt nhoài,

Nhớ ngập tràn ly rượu đắng, nhớ nhạt nhòa từng câu thơ...

 

Đôi khi chợt nhớ Tam kỳ,

Nhớ vui buổi trước, nhớ buồn buổi sau,

Nhớ kỷ niệm, nhớ chiêm bao,

Nhớ em đi mãi vì sao chưa về

 

Nhớ Tam kỳ, nhớ não nề,

Nhớ lên nhớ xuống, nhớ về có nhau,

Nhớ Tamkỳ, nhớ Tamkỳ,

Nhớ câu thơ cũ, có gì mà nhớ ghê??,...

 

Chơn,

23/9/06 một đêm mưa nhớ Tam kỳ và bạn bè

Tuesday, July 23, 2013

Vợ tôi và golf,

Tôi đã ngoại 50. Khá thành công trong công việc. Ở lứa tuổi này, cần phải chọn môn thể thao phù hợp để giũ gìn sức khỏe. Bạn bè rủ tôi chơi golf thay vì những môn đối kháng nặng nề.

 

Gollf thật là tuyệt vời. Hấp dẫn. Đam mê. Tôi đã bắt đâu mê golf  ngay sau vài tuần tập luyện. Thế là sắm  nào là bộ gậy, găng tay, áo quần, banh, mũ, giày… phải đúng điệu cho golf…

Thế là hằng tuần nơi sân tập, thế rồi những cuối tuần ra sân dẫu nắng, dẫu mưa…, tôi thấy mình đã nghiện golf hơn bất cứ môn thể thao nào mà tôi đã kinh qua. Và, thật sự mà nói, tiền bỏ ra cho môn chơi này cũng tốn nhiều hơn bất cứ môn thể thao nào mà tôi từng biết!

 

Vợ tôi, một người vợ hiền lành, đảm đang, yêu chồng hết sức và cũng chiều chồng hết mực, một chủ nhạt vui vẻ bỗng hỏi tôi:

Anh, em thấy môn golf này thật là nhàm chán. Mỗi người cầm một cây gậy quất vào quả banh tí tẹo, chẳng tranh giành với ai. Trên sân golf cũng chỉ chẳng khán giả, chỉ có mấy ông đánh golf lang thang, giữa trưa nắng chói chang. Có gì hấp dẫn đâu mà sao thấy anh ham và tốn tiền cho môn ni ghê rứa? Nội cái thẻ member anh mua đã mấy chục ngàn đồng, dễ sợ! Hay là anh chơi golf chỉ vì mục đích thời trang? Hay anh chơi golf vì business?

Tôi trả lời vợ:

Em yêu, với lứa tuổi bọn anh, không ít thì nhiều, mọi người đều đã ổn định công việc, nếu không nói là thành đạt. Mà em thấy đó, bao nhiêu năm bỏ quên tuổi trẻ, lăn lộn làm ăn, bây giờ sắp già, kinh tế gia đình đã  vững, bạn bè trang lứa anh đã bắt đầu tìm cách hưởng thụ niềm vui cuộc sống bù cho những năm tháng vất vả giữa đời.

Kẻ thì tìm “phòng nhì” nho nhỏ trú thân, tệ lắm thì cũng cùng cô emn thư ký xinh xinh, trẻ trung, ngày ngày cùng nhau công tác, hoặc, đỡ đầu cho một vài cô sinh viên nghèo ham chơi nhiều hơn ham học, chỉ muốn một bước thành bà.

Người thì tìm thú vui trong những sòng bài. Hết Cambodge lại Macao. Hết Singapore lại Las Vegas.

Người thì đêm đêm ở phòng trà, quán bar, vũ trường với những chai rượu ngoại và các cô em tiếp viên, vũ công  chân dài tới nách quần áo nghèo nàn…

Em thấy đó. Đằng nào cũng tốn tiền hết. Còn anh chơi golf, hôm nay, dẫu da dẻ có xấu đi chút đỉnh nhưng thân thể gọn gàng, vòng bụng size 32-33, giờ chỉ còn 30-31, ăn ngon hơn, ngủ yên hơn. Đặc biệt trước ngày chơi golf anh đâu có dám nhậu, vì nhậu là đánh bể tè le, tần suất nhậu của anh cũng nhờ golf mà giảm đi rất nhiều em chẳng thấy sao???

…Trong mắt vợ tôi thoáng chút trầm tư, một chút yêu thương, một chút….tính toán, nàng nhỏ nhẹ,

 

Ừ thì em nói vậy, chứ em thấy golf cũng rất chi là tốt. Mà mình nhỉ, cái nào cũng có giá của nó. Em thấy mình vui là em vui rồi. À, mà mình xem, nên mua member ship cho công ty để anh em cũng ra sân với mình cho có bạn có bè có đồng hành đồng nghiệp, cho vui!

 

Nguyễn Quang Chơn,

Tất niên Canh dần, 28/1/2011

 

Vợ tôi và golf,

Tôi đã ngoại 50. Khá thành công trong công việc. Ở lứa tuổi này, cần phải chọn môn thể thao phù hợp để giũ gìn sức khỏe. Bạn bè rủ tôi chơi golf thay vì những môn đối kháng nặng nề.

 

Gollf thật là tuyệt vời. Hấp dẫn. Đam mê. Tôi đã bắt đâu mê golf  ngay sau vài tuần tập luyện. Thế là sắm  nào là bộ gậy, găng tay, áo quần, banh, mũ, giày… phải đúng điệu cho golf…

Thế là hằng tuần nơi sân tập, thế rồi những cuối tuần ra sân dẫu nắng, dẫu mưa…, tôi thấy mình đã nghiện golf hơn bất cứ môn thể thao nào mà tôi đã kinh qua. Và, thật sự mà nói, tiền bỏ ra cho môn chơi này cũng tốn nhiều hơn bất cứ môn thể thao nào mà tôi từng biết!

 

Vợ tôi, một người vợ hiền lành, đảm đang, yêu chồng hết sức và cũng chiều chồng hết mực, một chủ nhạt vui vẻ bỗng hỏi tôi:

Anh, em thấy môn golf này thật là nhàm chán. Mỗi người cầm một cây gậy quất vào quả banh tí tẹo, chẳng tranh giành với ai. Trên sân golf cũng chỉ chẳng khán giả, chỉ có mấy ông đánh golf lang thang, giữa trưa nắng chói chang. Có gì hấp dẫn đâu mà sao thấy anh ham và tốn tiền cho môn ni ghê rứa? Nội cái thẻ member anh mua đã mấy chục ngàn đồng, dễ sợ! Hay là anh chơi golf chỉ vì mục đích thời trang? Hay anh chơi golf vì business?

Tôi trả lời vợ:

Em yêu, với lứa tuổi bọn anh, không ít thì nhiều, mọi người đều đã ổn định công việc, nếu không nói là thành đạt. Mà em thấy đó, bao nhiêu năm bỏ quên tuổi trẻ, lăn lộn làm ăn, bây giờ sắp già, kinh tế gia đình đã  vững, bạn bè trang lứa anh đã bắt đầu tìm cách hưởng thụ niềm vui cuộc sống bù cho những năm tháng vất vả giữa đời.

Kẻ thì tìm “phòng nhì” nho nhỏ trú thân, tệ lắm thì cũng cùng cô emn thư ký xinh xinh, trẻ trung, ngày ngày cùng nhau công tác, hoặc, đỡ đầu cho một vài cô sinh viên nghèo ham chơi nhiều hơn ham học, chỉ muốn một bước thành bà.

Người thì tìm thú vui trong những sòng bài. Hết Cambodge lại Macao. Hết Singapore lại Las Vegas.

Người thì đêm đêm ở phòng trà, quán bar, vũ trường với những chai rượu ngoại và các cô em tiếp viên, vũ công  chân dài tới nách quần áo nghèo nàn…

Em thấy đó. Đằng nào cũng tốn tiền hết. Còn anh chơi golf, hôm nay, dẫu da dẻ có xấu đi chút đỉnh nhưng thân thể gọn gàng, vòng bụng size 32-33, giờ chỉ còn 30-31, ăn ngon hơn, ngủ yên hơn. Đặc biệt trước ngày chơi golf anh đâu có dám nhậu, vì nhậu là đánh bể tè le, tần suất nhậu của anh cũng nhờ golf mà giảm đi rất nhiều em chẳng thấy sao???

…Trong mắt vợ tôi thoáng chút trầm tư, một chút yêu thương, một chút….tính toán, nàng nhỏ nhẹ,

 

Ừ thì em nói vậy, chứ em thấy golf cũng rất chi là tốt. Mà mình nhỉ, cái nào cũng có giá của nó. Em thấy mình vui là em vui rồi. À, mà mình xem, nên mua member ship cho công ty để anh em cũng ra sân với mình cho có bạn có bè có đồng hành đồng nghiệp, cho vui!

 

Nguyễn Quang Chơn,

Tất niên Canh dần, 28/1/2011

 

Vô đề,

Nhớ chi cái buổi phân kỳ!

Thương chi cái tuổi sắp đi. Không về!

Buồn chi hạt mưa tái tê!

Thương chi cái bóng não nề lao đao!

 

Em về đâu? Em đi đâu?

Con sông nước chảy qua cầu buồn hiu!

Ta ngồi gom góp gió chiều,

Thổi về phương ấy mỹ miều  khói  sương,

Cây hương thắp vái tứ phương,

Đâu rồi cái buổi hạt sương trên cành?

Đâu rồi cái giấc mộng lành,

Để ta chất ngất bên gành ủ hương?

Giơ tay ngắt nụ vô thường,

Một hai ba bốn…mười thương…tặng người!

 

 

NQC,  06/5/13, tặng PD

 


Vô đề,

Nhớ chi cái buổi phân kỳ!

Thương chi cái tuổi sắp đi. Không về!

Buồn chi hạt mưa tái tê!

Thương chi cái bóng não nề lao đao!

 

Em về đâu? Em đi đâu?

Con sông nước chảy qua cầu buồn hiu!

Ta ngồi gom góp gió chiều,

Thổi về phương ấy mỹ miều  khói  sương,

Cây hương thắp vái tứ phương,

Đâu rồi cái buổi hạt sương trên cành?

Đâu rồi cái giấc mộng lành,

Để ta chất ngất bên gành ủ hương?

Giơ tay ngắt nụ vô thường,

Một hai ba bốn…mười thương…tặng người!

 

 

NQC,  06/5/13, tặng PD