Thursday, October 31, 2013

KỶ NIỆM “MẮT EM DÌU DỊU BUỒN TÂY PHƯƠNG…” VỚI NHÀ THƠ QUANG DŨNG


   Thơ Quang Dũng từ lâu đã thấm sâu trong lòng giới học sinh, sinh viên miền Nam trước 1975. Đặc biệt khi tập Văn học, số dành cho Quang Dũng, với hình chân dung ông ở góc trái bìa tạp chí, trẻ đẹp với hàng lông mày đậm và bộ ria mép rất hào hoa, đã làm những người trẻ tuổi trong một đất nước bị chia cắt, yêu quê hương, yêu cái hào khí bi hùng, mắt trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm (*)…của chúng tôi thêm ngưỡng mộ ông và lòng luôn chờ mong đến ngày "hết rồi chinh chiến cũ", để gặp thần tượng của mình…

   1980, tôi được ra thực tập tốt nghiệp tại  đại học bách khoa Hà nội. Ước mơ sẽ được diện kiến những người mình yêu thích trong giới văn học nghệ thuật nẩy mầm từ đó.

   Qua nhạc sĩ Tạ Tấn, tôi biết nơi ở nhà thơ Quang Dũng tại một căn biệt thự Tây trên đường Bà Triệu.

   Tạp chí văn học trên tay, tôi đến nhà ông một buổi chiều tháng ba, mưa phùn lất phất bụi…, gia đình ông ở tầng trên cùng của căn biệt thự cũ này với diện tích ước chừng 20 m2, có cơi thêm một gác xếp, có màn vải che ngăn với phòng khách bên ngoài...

   Căn buồng ở chật, đơn sơ không bếp, một bức hoành phi thả trên nền nhà làm nơi tiếp khách, trên tường treo hai bức tranh màu nước của ông nhìn rất thích, một bức hình như tên đường làng, một bức hình như tên gốc bàng, mà lâu quá tôi không nhớ rõ.

   Nhà thơ đi vắng. Vợ nhà thơ, một phụ nữ nhỏ bé, hiền lành, dáng lam lũ tiếp tôi. Một lát, người con gái đầu của Quang Dũng mà sau tôi thân, tên Phương Hạ, đi học về, mời tôi dùng nước và tiếp chuyện tôi. Phương Hạ lúc ấy đang học trường sư phạm 10+2.  Căn phòng bay nồng  mùi  thuốc bắc, Hạ bảo người chị dâu mới sinh đứa con đầu lòng, như vậy cả một gia đình 7 người lớn nhỏ tá túc nơi đây….

   Chờ mãi không thấy Quang Dũng về. Chia tay gia đình với niềm thất vọng.

   Vài ngày sau,  một buổi chiều cuối tuần tôi lại đến nhà ông, cũng chỉ Phương Hạ tiếp tôi, ông lại đi vắng, tôi gởi lại tập Văn học mang theo cùng bài thơ mộc mạc, ngô nghê của mình viết cho nhà thơ, thổ lộ nỗi lòng của người trẻ tuổi miền Nam ngưỡng mộ đến thăm mà không gặp, ngoài trời vẫn mưa bay….

   Và lần thứ ba tôi tới nhà thì được gặp ông. Quả không phụ lòng ước mơ. Quang Dũng đẹp người và cao to như một ông Tây. Ông hiền hậu, điềm đạm pha trà mời tôi. Tôi liến thoắng nói về những say mê của giới trẻ miền Nam đối với thơ ông. Q.D dường như muốn lãng tránh đề tài này. Tôi ái ngại về sinh hoạt của ông trong căn phòng chật hẹp. Ông bảo, bức hoành phi này vừa là nơi tiếp khách vừa là chỗ ông nằm. Xưa cũng có bàn, có ghế nhưng dần dần phải chẻ làm củi đun. Tôi hỏi bếp thì bếp dùng chung ở phía sân thượng trước căn phòng. Muốn hỏi với ông nhiều về những “nghi án” thơ ông mà trong miền Nam nhiều sách báo đề cập nhưng ông đều né tránh. Ông tặng tôi tập thơ in chung với Trần Lê Văn, trong đó có bài Mây đầu ô và bài Đôi mắt người Sơn Tây nhưng đã sửa câu “mắt em dìu dịu buồn Tây phương” thành “mắt em trong như nước giếng làng”.
   Tôi hỏi nhà thơ Quang Dũng về dìu dịu buồn Tây phương là gì, ông không trả lời mà mắt nhìn xa xăm như “u uẩn”…

   Tôi thưa với nhà thơ. Nếu sau này em có con trai đầu lòng, xin cho em đặt tên cháu là Quang Dũng. Tôi thấy mắt ông sáng lên niềm vui. Ông cám ơn tôi. Trời. Tôi phải cám ơn ông mới phải khi con trai tôi được vinh dự mang tên ông, nhà thơ tài hoa bậc nhất trong tâm hồn tuổi trẻ thế hệ chúng tôi!...

   Một chiều thứ bảy ông rủ tôi đạp xe về Sơn Tây. Ông nói chỉ cách Hà nội khoảng 30 cây số. Hồi đó tôi chỉ mang xe đạp ra Hà nội, nhưng với sức thanh niên mà lại được nhà thơ rủ về nơi đầy mơ ước trong tâm hồn trong trắng của kẻ ngưỡng mộ ông thì còn gì bằng. Và chúng tôi mỗi người đạp xe đi. Đường lên Sơn Tây hồi đó còn…hiền lắm . Quán sá thưa thớt. Xe cộ không nhiều…

   Ông hướng dẫn tôi lên chùa Tây phương. Chùa lúc đó rất cổ kính, hoang sơ, tĩnh mịch, trên một ngọn đồi giữa một vùng quê yên lắng. Vị sư trụ trì quen biết ông lắm, mời chúng tôi uống trà và ăn kẹo lạc. Trên đồi cao. Chiều xuống nhanh. Những ngọn khói lam chiều giăng giăng. Trên cổng tam qua nhìn xuống cánh đồng xa xa mờ buồn. Mấy con trâu đang thong thả về chuồng… Quang Dũng khẽ nói bên tôi. Chiều Tây phương…. Lòng tôi bàng hoàng…., man mác một cái buồn Tây phương rất lạ…

   Chúng tôi đạp xe về đến Hà nội thì phố đã lên đèn, những con đường đêm Hà nội lúc đó còn đẹp lắm với những hàng cây đậm màu cổ tích. Tôi mời ông một bát phở bên đường rồi chúng tôi đạp xe bên nhau. Tôi không nhớ có phải đường Hoàng Diệu không với các hàng cây cổ thụ, nhạt nhòa trong sương đêm và ánh đèn vàng mờ mờ…

   Dáng ông cao to dềnh dàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ làm tôi rưng rưng thương kính…

   Hơn 33 năm rồi. Những kỷ niệm trong trí nhớ cũng phai nhòa không đầy đủ. Đã thay đổi nhiều lắm rồi Hà Nội. Tây Sơn. Chùa Tây Phương và Ông…

   Sau đó tôi ra trường, lập gia đình, cuộc đời cuốn trôi với bề bộn mưu sinh, tôi đã không gặp lại ông.

   Mới đây, một lần gặp Bùi Phương Thảo, con gái út nhà thơ trên trang mạng Văn học và Nghệ thuật mới biết thêm về ông sau này và hiện tại gia đình. Biết Phương Hạ cũng đã đi xa. Tôi kể chuyện xưa, Phương Thảo nói có tìm thấy trong lưu cảo bài thơ tôi viết tặng ông năm đó.

   Lòng rưng rưng muốn khóc!...

Nguyễn Quang Chơn,
30/10/13, một chiều với những kỷ niệm,
(*), những chữ in nghiêng là chữ Q.D    

KỶ NIỆM “MẮT EM DÌU DỊU BUỒN TÂY PHƯƠNG…” VỚI NHÀ THƠ QUANG DŨNG


   Thơ Quang Dũng từ lâu đã thấm sâu trong lòng giới học sinh, sinh viên miền Nam trước 1975. Đặc biệt khi tập Văn học, số dành cho Quang Dũng, với hình chân dung ông ở góc trái bìa tạp chí, trẻ đẹp với hàng lông mày đậm và bộ ria mép rất hào hoa, đã làm những người trẻ tuổi trong một đất nước bị chia cắt, yêu quê hương, yêu cái hào khí bi hùng, mắt trừng gởi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm (*)…của chúng tôi thêm ngưỡng mộ ông và lòng luôn chờ mong đến ngày "hết rồi chinh chiến cũ", để gặp thần tượng của mình…

   1980, tôi được ra thực tập tốt nghiệp tại  đại học bách khoa Hà nội. Ước mơ sẽ được diện kiến những người mình yêu thích trong giới văn học nghệ thuật nẩy mầm từ đó.

   Qua nhạc sĩ Tạ Tấn, tôi biết nơi ở nhà thơ Quang Dũng tại một căn biệt thự Tây trên đường Bà Triệu.

   Tạp chí văn học trên tay, tôi đến nhà ông một buổi chiều tháng ba, mưa phùn lất phất bụi…, gia đình ông ở tầng trên cùng của căn biệt thự cũ này với diện tích ước chừng 20 m2, có cơi thêm một gác xếp, có màn vải che ngăn với phòng khách bên ngoài...

   Căn buồng ở chật, đơn sơ không bếp, một bức hoành phi thả trên nền nhà làm nơi tiếp khách, trên tường treo hai bức tranh màu nước của ông nhìn rất thích, một bức hình như tên đường làng, một bức hình như tên gốc bàng, mà lâu quá tôi không nhớ rõ.

   Nhà thơ đi vắng. Vợ nhà thơ, một phụ nữ nhỏ bé, hiền lành, dáng lam lũ tiếp tôi. Một lát, người con gái đầu của Quang Dũng mà sau tôi thân, tên Phương Hạ, đi học về, mời tôi dùng nước và tiếp chuyện tôi. Phương Hạ lúc ấy đang học trường sư phạm 10+2.  Căn phòng bay nồng  mùi  thuốc bắc, Hạ bảo người chị dâu mới sinh đứa con đầu lòng, như vậy cả một gia đình 7 người lớn nhỏ tá túc nơi đây….

   Chờ mãi không thấy Quang Dũng về. Chia tay gia đình với niềm thất vọng.

   Vài ngày sau,  một buổi chiều cuối tuần tôi lại đến nhà ông, cũng chỉ Phương Hạ tiếp tôi, ông lại đi vắng, tôi gởi lại tập Văn học mang theo cùng bài thơ mộc mạc, ngô nghê của mình viết cho nhà thơ, thổ lộ nỗi lòng của người trẻ tuổi miền Nam ngưỡng mộ đến thăm mà không gặp, ngoài trời vẫn mưa bay….

   Và lần thứ ba tôi tới nhà thì được gặp ông. Quả không phụ lòng ước mơ. Quang Dũng đẹp người và cao to như một ông Tây. Ông hiền hậu, điềm đạm pha trà mời tôi. Tôi liến thoắng nói về những say mê của giới trẻ miền Nam đối với thơ ông. Q.D dường như muốn lãng tránh đề tài này. Tôi ái ngại về sinh hoạt của ông trong căn phòng chật hẹp. Ông bảo, bức hoành phi này vừa là nơi tiếp khách vừa là chỗ ông nằm. Xưa cũng có bàn, có ghế nhưng dần dần phải chẻ làm củi đun. Tôi hỏi bếp thì bếp dùng chung ở phía sân thượng trước căn phòng. Muốn hỏi với ông nhiều về những “nghi án” thơ ông mà trong miền Nam nhiều sách báo đề cập nhưng ông đều né tránh. Ông tặng tôi tập thơ in chung với Trần Lê Văn, trong đó có bài Mây đầu ô và bài Đôi mắt người Sơn Tây nhưng đã sửa câu “mắt em dìu dịu buồn Tây phương” thành “mắt em trong như nước giếng làng”.
   Tôi hỏi nhà thơ Quang Dũng về dìu dịu buồn Tây phương là gì, ông không trả lời mà mắt nhìn xa xăm như “u uẩn”…

   Tôi thưa với nhà thơ. Nếu sau này em có con trai đầu lòng, xin cho em đặt tên cháu là Quang Dũng. Tôi thấy mắt ông sáng lên niềm vui. Ông cám ơn tôi. Trời. Tôi phải cám ơn ông mới phải khi con trai tôi được vinh dự mang tên ông, nhà thơ tài hoa bậc nhất trong tâm hồn tuổi trẻ thế hệ chúng tôi!...

   Một chiều thứ bảy ông rủ tôi đạp xe về Sơn Tây. Ông nói chỉ cách Hà nội khoảng 30 cây số. Hồi đó tôi chỉ mang xe đạp ra Hà nội, nhưng với sức thanh niên mà lại được nhà thơ rủ về nơi đầy mơ ước trong tâm hồn trong trắng của kẻ ngưỡng mộ ông thì còn gì bằng. Và chúng tôi mỗi người đạp xe đi. Đường lên Sơn Tây hồi đó còn…hiền lắm . Quán sá thưa thớt. Xe cộ không nhiều…

   Ông hướng dẫn tôi lên chùa Tây phương. Chùa lúc đó rất cổ kính, hoang sơ, tĩnh mịch, trên một ngọn đồi giữa một vùng quê yên lắng. Vị sư trụ trì quen biết ông lắm, mời chúng tôi uống trà và ăn kẹo lạc. Trên đồi cao. Chiều xuống nhanh. Những ngọn khói lam chiều giăng giăng. Trên cổng tam qua nhìn xuống cánh đồng xa xa mờ buồn. Mấy con trâu đang thong thả về chuồng… Quang Dũng khẽ nói bên tôi. Chiều Tây phương…. Lòng tôi bàng hoàng…., man mác một cái buồn Tây phương rất lạ…

   Chúng tôi đạp xe về đến Hà nội thì phố đã lên đèn, những con đường đêm Hà nội lúc đó còn đẹp lắm với những hàng cây đậm màu cổ tích. Tôi mời ông một bát phở bên đường rồi chúng tôi đạp xe bên nhau. Tôi không nhớ có phải đường Hoàng Diệu không với các hàng cây cổ thụ, nhạt nhòa trong sương đêm và ánh đèn vàng mờ mờ…

   Dáng ông cao to dềnh dàng trên chiếc xe đạp cũ kỹ làm tôi rưng rưng thương kính…

   Hơn 33 năm rồi. Những kỷ niệm trong trí nhớ cũng phai nhòa không đầy đủ. Đã thay đổi nhiều lắm rồi Hà Nội. Tây Sơn. Chùa Tây Phương và Ông…

   Sau đó tôi ra trường, lập gia đình, cuộc đời cuốn trôi với bề bộn mưu sinh, tôi đã không gặp lại ông.

   Mới đây, một lần gặp Bùi Phương Thảo, con gái út nhà thơ trên trang mạng Văn học và Nghệ thuật mới biết thêm về ông sau này và hiện tại gia đình. Biết Phương Hạ cũng đã đi xa. Tôi kể chuyện xưa, Phương Thảo nói có tìm thấy trong lưu cảo bài thơ tôi viết tặng ông năm đó.

   Lòng rưng rưng muốn khóc!...

Nguyễn Quang Chơn,
30/10/13, một chiều với những kỷ niệm,
(*), những chữ in nghiêng là chữ Q.D    

Wednesday, October 30, 2013

Những tin nhắn Quang Chơn-Phạm Dũng gởi nhau, buồn vui theo năm tháng...


Cuối năm rồi. ai cũng say. 
Say ngày say tháng, say tình dày nghĩa sâu. 
Cuối năm. ai cũng đi mau,
Đi cho bắt kịp sắc màu cuối năm!
Ta ngồi ngắm nghía xa xăm,
Cái tình cũng nhạt. Cái năm cũng buồn!
Bạn bè đi mất. Đi luôn.
Thời gian đi mất. Ngõ hun hút sầu!
Cuối năm rượu cũng nhạt màu.
Một ly đắng ngắt. Về đâu? Đâu người?
Cuối năm. Kẻ khóc người cười. 
Cuối năm chín bỏ làm mười. Cuối năm!
NQC, 12/12

Nhiều khi nghe cõi thiên đàng. 
Đôi khi tưởngtượng địađàng thần tiên
Những đêm đầy ắp muộn fiền. 
Mơ hoa lạc bước lên miền hồnghoang
Rủ em đi tìm thiên đàng
Chỉ nghe xấcbấc xangbang đời mình
Xa lắc rồi, mùa chiến chinh
Địa đàng níu bước chân mình chốn quê...
Ra thiên đàng cũng... mệt ghê!
Đã nghe thương nhớ nẻo về trần gian 
Giấu quanh giấuquẩn hoang đàng
Đã quen lắm,những ngỗn ngang đời thường
Giậnhờn,mêđắm vấnvương 
Đã quen đauđáu vô thường nhân gian 
Tạ ơn 1góc thiên đàng 
Và nghe nằng nặng
hoang mang  kiếp người...
PD, 15/5/13

Trả lại Chúa hết, 1ngày
Những vần thơ chừng đã bay về trời
Cơn mưa chiều cứ đầy vơi
Mỗi em thôi,chẵng đến chơi lâu rồi...
Của Chúa, gửi lại Chúa thôi
Tình em với lại buồn tôi nghĩa gì
Để dành cho buổi phân ly
Rưng rưng nhớ bóng xuân thì...(  chưa phai ?! )
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Sợi bến Chúa ,sợi say bến đời
Như buổi nào Chúa gọi, Chúa ơi
Như chiều mưa quen lối
Em ghé chơi
quên về...!
PD 6/6/13

Hỏi người quân tử ở đâu? 
Sg phố thị ồn ào ngựa xe. 
Tìm người ở chốn hội hè? 
Hay tìm ở giữa bộn bề nhân sinh? 
Sg thơ thẩn một mình. 
Kg bia kg rượu thấy mình mong manh!...
NQC, 9/6/13

Sáng nay cúp điện chạy quanh.
Cha con vô siêu thị mua hành mua rau. 
Ngó quanh cuộc sống cơ cầu. 
Mình lang thang giữa nhiệm màu nhân gian. 
Ngàn mây xám, vạt nắng vàng. 
Thêm ôBạn cũ, địa đàng là đây...
Hôm nay rảnh, mấy giờ gây?
PD, 9/6/13

Đất trời thì vẫn như xưa. 
Chỉ người quân tử nắng mưa thất thường. 
Nên hôm qua nhậu bên đường. 
Một mình thui thủi thấy thương quá chừng. 
Bây chừ cũng nhậu tưng bừng. 
Một mình phòng đợi dè chừng giờ bay. 
Bây chừ cho tới chiều nay. 
Chúc người quân tử hết đau mạnh ù!

NQC, thương PD bịnh, Sg nhậu một mình , 15/7/13

Đôi khi tưởng người ở đó 
Người đà tuốt luốt chân mây 
Vẫn xônxao chiều quán nhỏ
Thành đô sao lá rơi đầy?

Đôi khi ước người ở đó
Ước mình trẻ mãi chiều nay
Ước ta với hồn cây cỏ
Ngã nghiêng theo gió 1ngày

Có khi ngỡ mình ở đó
Biết đâu trớt quớt ngồi đây
Quán bên đời ta quán trọ
Cùng em xao xuyến từng ngày...

Đôi khi biết người ở đó
Đôi khi thấy mình ở đây
Là khi nghe trời buông gió
Tiễn người về chút men say...
P. Dũng, 15/7/13

Đường về phố cũ vắng hoe. 
Lá rơi lãng đãng ngựa xe chập chờn... 
Người về lối cũ buồn hơn. 
Chút se sắt nhớ chút hờn mơn man. Về quê xóm cũ lang thang. 
Nhớ mưa Gò vấp nhớ nắng vàng Lê thánh Tôn... 
Về quê lạc mất nụ hôn... 
Sóng xô biển vắng người còn nơi mô???
NQC, 16/7/13

Nghĩ hè mà! chán viết thơ
Nghe mưa gõ nhịp ơ thờ nhân gian.
Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
Môi ai chín đỏ...,ngỡ ngàng hôm qua
Đôi khi thấy chán, Bạngìa
Bồi hồi sinh diệt lá hoa dưới trời
Vần thơ chìm nổi bên đời
Chao nghiêng chiếc lá chơi vơi cuối chiều
Thì vẫn biết, rồi cô liêu
Thì thao thức nhớ nhung nhiều mai sau...
Chung nào cuối? Thỉ nào đầu?
Mình còn như nắng phai mau cuối trời
Tình yêu còn không người ơi ??!
P. Dũng 29/7/13

Tình vẫn ăm ắp đời mình. 
Chỉn e thiên hạ vô tình mà thôi!
Hè về lãng đãng cuối trời,
Tuổi già vẫn cứ vạn lời mộng mơ!
Thi tha thi thoảng làm thơ,
Gởi ta gởi bạn gởi mờ mịt xa!
Đôi khi trong cõi ta bà,
Vẫn xem thiên hạ như là cỏ cây!
Tình ta vẫn cứ dâng đầy,
Mặc nguỵ quân tử, mặc mày, mặc tao!
Chỉ là huyễn mộng, chiêm bao!
Bao giờ hết nắng ta vào thăm nhau!...
NQC, 29/7/13

Hôm qua khách khứa quá chừng.
Hôm nay lại trớt quớt mình với ta!
Cơm xong đi vô đi ra,
Buồn thiu buồn thỉu hắt hà hắt hiu!
Tháng năm năm tháng tiêu điều,
Thôi. Vô lấy rượu uống liều một ly!
NQC, 20/7/13 

Thiệt lâu, chẳng nghe tăm hơi. 
Chắc làm quá sức? chắc chơi quá đà? 
Tại em làm chi đời ta? 
G20 bế mạc, đôla tăng nhiều?
Tại VnIndex yếu xìu?
FTSE cơ cấu lại hãm chiều giảm sâu...
Lâu rồi,lâu thiệt là lâu
Kịp cho mấy chục mối sầu vừa quên
Tại trời thu mây lênh đênh
Giang hồ đi nhé,đừng ngủ bên tóc người
Vẫn còn đây trọn nụ cười
Gửi về bên nớ,
Rủ người cụng ly!
P. Dũng, 15/8/13

Từ ngày tạm biệt Sài gòn. 
Nắng mưa mưa nắng vẫn còn nhớ nhau. 
Tiếc thay một cuộc bể dâu. 
Rượu khô đáy cốc quán rầu xác xơ. Phố xưa mây nước hững hờ. 
Vầng tâm sự cũ lững lờ gió mây!
Từ ngày xa bạn về đây. 
Sầu thêm hiu hắt. Ngày dài đêm thâu! Tóc xưa bạc trắng mái đầu. 
Mắt xanh xưa đã nhuộm màu thu phai! 
Buông tay gác kiếm u hoài. 
Quanh đi quảnh lại còn ai bên mình! 
Rượu tàn một kiếp sinh linh. 
Cốc ly tan. Tiếng thuỷ tinh vỡ giòn.,.
Kể từ giã biệt Sài gòn, 
Bạn về với bạn, tôi còn lại tôi,
Rũ tay rời bỏ cuộc chơi, 
Vàng xưa trả lại giữa đời, cho ai!!!...
NQC, 10/9/13

Trời mưa trời gió chập chùng. 
Không bạn không rượu, không khùng mới hay! 
Sài gòn nắng hay mưa bay? 
Còn người quân tử vẫn say đợi người? 
Thì thôi hẹn gặp người ơi. 
Buổi trưa thứ sáu mình ngồi chia tay!
NQC, 12/9/13

Cầm ly, cứ nhớ Bạngìa
Chơi chi chơi lạ còn ta 1mình
Chơi chi rượu cũng thất kinh
Cụng ly ta cụng 1mình, mình ta
Chơi chi chơi chẳng thiệt thà. 
Chơi chưa tàn cuộc hồn hoa chực tàn
"Dặm trường vó ngựa chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh..."
Thì thôi, chơi kiểu Đà thành
Kiểu PHK,kiểu...aChơn già!!
PD, 22/9/13

Ừ thì nắng. Ừ thì mưa!
Nắng mưa cũng chỉ ướt vừa tóc em. Còn ta vẫn cứ bên thềm. 
Nhìn mưa rơi rớt, ngọt mềm lòng nhau! 
Ngoài kia trời vẫn mưa mau. 
Bạn bè. Thế đấy. Vui. Sầu. Thế thôi. Đừng làm cho tấm lòng đau!...
NQC, 29/9/13

Tự nhiên lại tự nhiên buồn
Cơn mưa còn mãi trên nguồn chưa qua
Vạt hoa úa trước hiên nhà
Mình, rồi 1sớm sẽ xa muôn trùng.
Tự nhiên nhức nhối nhớ nhung 
Ngàn mây xám đã trùng trùng về nhanh
Hômqua nhậu xỉn thập thành
Vui đây buồn đó vẫn loanh quanh đời

Chừ mà nếu có Bạn già,
Có buồn buồn mấy cũng mượt mà nhậu chơi!
P. Dũng , 28/10/13

Ô hô, không có bạn già,
Chiều ni,
ta vẫn tà tà nhậu chơi!
Ly rượu độc ẩm ta mời,
Mời huynh mời đệ mời trời mời mây!
Chưa nhấp môi,
đã chực say,
Bạn già đâu?
để một ngày đi qua?!

Một mình mới thấy mình già,
Mênh mông mây trắng bóng tà huy bay!
Một mình. Ngắm rượu mà say!
Nhìn thôi, đã thấy đó đây rối bời!
Kìa em,
tóc lá tơi bời,
Có ai lơi lả lời mời mọc tôi!
Còn ly rượu này nữa thôi,
Ngửa môi uống cạn,
đời trôi giữa đời!...
Còn chi nữa, bạn già ơi!...
Còn chi nữa. Gió cuối trời. Vẫn lay!...
Nhớ bạn không uống cũng say...

NQC, 28/10/13

Những tin nhắn Quang Chơn-Phạm Dũng gởi nhau, buồn vui theo năm tháng...


Cuối năm rồi. ai cũng say. 
Say ngày say tháng, say tình dày nghĩa sâu. 
Cuối năm. ai cũng đi mau,
Đi cho bắt kịp sắc màu cuối năm!
Ta ngồi ngắm nghía xa xăm,
Cái tình cũng nhạt. Cái năm cũng buồn!
Bạn bè đi mất. Đi luôn.
Thời gian đi mất. Ngõ hun hút sầu!
Cuối năm rượu cũng nhạt màu.
Một ly đắng ngắt. Về đâu? Đâu người?
Cuối năm. Kẻ khóc người cười. 
Cuối năm chín bỏ làm mười. Cuối năm!
NQC, 12/12

Nhiều khi nghe cõi thiên đàng. 
Đôi khi tưởngtượng địađàng thần tiên
Những đêm đầy ắp muộn fiền. 
Mơ hoa lạc bước lên miền hồnghoang
Rủ em đi tìm thiên đàng
Chỉ nghe xấcbấc xangbang đời mình
Xa lắc rồi, mùa chiến chinh
Địa đàng níu bước chân mình chốn quê...
Ra thiên đàng cũng... mệt ghê!
Đã nghe thương nhớ nẻo về trần gian 
Giấu quanh giấuquẩn hoang đàng
Đã quen lắm,những ngỗn ngang đời thường
Giậnhờn,mêđắm vấnvương 
Đã quen đauđáu vô thường nhân gian 
Tạ ơn 1góc thiên đàng 
Và nghe nằng nặng
hoang mang  kiếp người...
PD, 15/5/13

Trả lại Chúa hết, 1ngày
Những vần thơ chừng đã bay về trời
Cơn mưa chiều cứ đầy vơi
Mỗi em thôi,chẵng đến chơi lâu rồi...
Của Chúa, gửi lại Chúa thôi
Tình em với lại buồn tôi nghĩa gì
Để dành cho buổi phân ly
Rưng rưng nhớ bóng xuân thì...(  chưa phai ?! )
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Sợi bến Chúa ,sợi say bến đời
Như buổi nào Chúa gọi, Chúa ơi
Như chiều mưa quen lối
Em ghé chơi
quên về...!
PD 6/6/13

Hỏi người quân tử ở đâu? 
Sg phố thị ồn ào ngựa xe. 
Tìm người ở chốn hội hè? 
Hay tìm ở giữa bộn bề nhân sinh? 
Sg thơ thẩn một mình. 
Kg bia kg rượu thấy mình mong manh!...
NQC, 9/6/13

Sáng nay cúp điện chạy quanh.
Cha con vô siêu thị mua hành mua rau. 
Ngó quanh cuộc sống cơ cầu. 
Mình lang thang giữa nhiệm màu nhân gian. 
Ngàn mây xám, vạt nắng vàng. 
Thêm ôBạn cũ, địa đàng là đây...
Hôm nay rảnh, mấy giờ gây?
PD, 9/6/13

Đất trời thì vẫn như xưa. 
Chỉ người quân tử nắng mưa thất thường. 
Nên hôm qua nhậu bên đường. 
Một mình thui thủi thấy thương quá chừng. 
Bây chừ cũng nhậu tưng bừng. 
Một mình phòng đợi dè chừng giờ bay. 
Bây chừ cho tới chiều nay. 
Chúc người quân tử hết đau mạnh ù!

NQC, thương PD bịnh, Sg nhậu một mình , 15/7/13

Đôi khi tưởng người ở đó 
Người đà tuốt luốt chân mây 
Vẫn xônxao chiều quán nhỏ
Thành đô sao lá rơi đầy?

Đôi khi ước người ở đó
Ước mình trẻ mãi chiều nay
Ước ta với hồn cây cỏ
Ngã nghiêng theo gió 1ngày

Có khi ngỡ mình ở đó
Biết đâu trớt quớt ngồi đây
Quán bên đời ta quán trọ
Cùng em xao xuyến từng ngày...

Đôi khi biết người ở đó
Đôi khi thấy mình ở đây
Là khi nghe trời buông gió
Tiễn người về chút men say...
P. Dũng, 15/7/13

Đường về phố cũ vắng hoe. 
Lá rơi lãng đãng ngựa xe chập chờn... 
Người về lối cũ buồn hơn. 
Chút se sắt nhớ chút hờn mơn man. Về quê xóm cũ lang thang. 
Nhớ mưa Gò vấp nhớ nắng vàng Lê thánh Tôn... 
Về quê lạc mất nụ hôn... 
Sóng xô biển vắng người còn nơi mô???
NQC, 16/7/13

Nghĩ hè mà! chán viết thơ
Nghe mưa gõ nhịp ơ thờ nhân gian.
Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
Môi ai chín đỏ...,ngỡ ngàng hôm qua
Đôi khi thấy chán, Bạngìa
Bồi hồi sinh diệt lá hoa dưới trời
Vần thơ chìm nổi bên đời
Chao nghiêng chiếc lá chơi vơi cuối chiều
Thì vẫn biết, rồi cô liêu
Thì thao thức nhớ nhung nhiều mai sau...
Chung nào cuối? Thỉ nào đầu?
Mình còn như nắng phai mau cuối trời
Tình yêu còn không người ơi ??!
P. Dũng 29/7/13

Tình vẫn ăm ắp đời mình. 
Chỉn e thiên hạ vô tình mà thôi!
Hè về lãng đãng cuối trời,
Tuổi già vẫn cứ vạn lời mộng mơ!
Thi tha thi thoảng làm thơ,
Gởi ta gởi bạn gởi mờ mịt xa!
Đôi khi trong cõi ta bà,
Vẫn xem thiên hạ như là cỏ cây!
Tình ta vẫn cứ dâng đầy,
Mặc nguỵ quân tử, mặc mày, mặc tao!
Chỉ là huyễn mộng, chiêm bao!
Bao giờ hết nắng ta vào thăm nhau!...
NQC, 29/7/13

Hôm qua khách khứa quá chừng.
Hôm nay lại trớt quớt mình với ta!
Cơm xong đi vô đi ra,
Buồn thiu buồn thỉu hắt hà hắt hiu!
Tháng năm năm tháng tiêu điều,
Thôi. Vô lấy rượu uống liều một ly!
NQC, 20/7/13 

Thiệt lâu, chẳng nghe tăm hơi. 
Chắc làm quá sức? chắc chơi quá đà? 
Tại em làm chi đời ta? 
G20 bế mạc, đôla tăng nhiều?
Tại VnIndex yếu xìu?
FTSE cơ cấu lại hãm chiều giảm sâu...
Lâu rồi,lâu thiệt là lâu
Kịp cho mấy chục mối sầu vừa quên
Tại trời thu mây lênh đênh
Giang hồ đi nhé,đừng ngủ bên tóc người
Vẫn còn đây trọn nụ cười
Gửi về bên nớ,
Rủ người cụng ly!
P. Dũng, 15/8/13

Từ ngày tạm biệt Sài gòn. 
Nắng mưa mưa nắng vẫn còn nhớ nhau. 
Tiếc thay một cuộc bể dâu. 
Rượu khô đáy cốc quán rầu xác xơ. Phố xưa mây nước hững hờ. 
Vầng tâm sự cũ lững lờ gió mây!
Từ ngày xa bạn về đây. 
Sầu thêm hiu hắt. Ngày dài đêm thâu! Tóc xưa bạc trắng mái đầu. 
Mắt xanh xưa đã nhuộm màu thu phai! 
Buông tay gác kiếm u hoài. 
Quanh đi quảnh lại còn ai bên mình! 
Rượu tàn một kiếp sinh linh. 
Cốc ly tan. Tiếng thuỷ tinh vỡ giòn.,.
Kể từ giã biệt Sài gòn, 
Bạn về với bạn, tôi còn lại tôi,
Rũ tay rời bỏ cuộc chơi, 
Vàng xưa trả lại giữa đời, cho ai!!!...
NQC, 10/9/13

Trời mưa trời gió chập chùng. 
Không bạn không rượu, không khùng mới hay! 
Sài gòn nắng hay mưa bay? 
Còn người quân tử vẫn say đợi người? 
Thì thôi hẹn gặp người ơi. 
Buổi trưa thứ sáu mình ngồi chia tay!
NQC, 12/9/13

Cầm ly, cứ nhớ Bạngìa
Chơi chi chơi lạ còn ta 1mình
Chơi chi rượu cũng thất kinh
Cụng ly ta cụng 1mình, mình ta
Chơi chi chơi chẳng thiệt thà. 
Chơi chưa tàn cuộc hồn hoa chực tàn
"Dặm trường vó ngựa chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh..."
Thì thôi, chơi kiểu Đà thành
Kiểu PHK,kiểu...aChơn già!!
PD, 22/9/13

Ừ thì nắng. Ừ thì mưa!
Nắng mưa cũng chỉ ướt vừa tóc em. Còn ta vẫn cứ bên thềm. 
Nhìn mưa rơi rớt, ngọt mềm lòng nhau! 
Ngoài kia trời vẫn mưa mau. 
Bạn bè. Thế đấy. Vui. Sầu. Thế thôi. Đừng làm cho tấm lòng đau!...
NQC, 29/9/13

Tự nhiên lại tự nhiên buồn
Cơn mưa còn mãi trên nguồn chưa qua
Vạt hoa úa trước hiên nhà
Mình, rồi 1sớm sẽ xa muôn trùng.
Tự nhiên nhức nhối nhớ nhung 
Ngàn mây xám đã trùng trùng về nhanh
Hômqua nhậu xỉn thập thành
Vui đây buồn đó vẫn loanh quanh đời

Chừ mà nếu có Bạn già,
Có buồn buồn mấy cũng mượt mà nhậu chơi!
P. Dũng , 28/10/13

Ô hô, không có bạn già,
Chiều ni,
ta vẫn tà tà nhậu chơi!
Ly rượu độc ẩm ta mời,
Mời huynh mời đệ mời trời mời mây!
Chưa nhấp môi,
đã chực say,
Bạn già đâu?
để một ngày đi qua?!

Một mình mới thấy mình già,
Mênh mông mây trắng bóng tà huy bay!
Một mình. Ngắm rượu mà say!
Nhìn thôi, đã thấy đó đây rối bời!
Kìa em,
tóc lá tơi bời,
Có ai lơi lả lời mời mọc tôi!
Còn ly rượu này nữa thôi,
Ngửa môi uống cạn,
đời trôi giữa đời!...
Còn chi nữa, bạn già ơi!...
Còn chi nữa. Gió cuối trời. Vẫn lay!...
Nhớ bạn không uống cũng say...

NQC, 28/10/13

Tuesday, October 29, 2013

Trời nắng lên, rửa cọ,


Trời nắng lên giòn tan,
Xua cơn mưa chiều qua,
Xoá cái lạnh mờ sáng,
Trời rực lên ánh vàng...

Loay hoay biết làm gì?
Bạn bè đi đâu vắng, 
Anh em đi đâu vắng,
Nhìn hàng cây khoe nắng,
Mang cọ ra rửa chơi!

Những cây cọ tải màu,
Trải sơn dầu trên vải,
Trải lòng ta khắc khoải,
Nét dọc ngang lung linh!

Rồi sơn cứng thân mình,
Cứng lông cọ mềm mại,
Ôi cũng vì đem lại,
Cho ta mảng màu xinh!...


Hôm nay nắng vàng au,
Dọn căn phòng bộn màu,
Chợt thương thân lũ cọ,
Đem ra vườn rửa chơi!

Chà những giọt dầu hôi,
Xát đầu lông mềm mại,
Đầu cọ dần mềm lại,
Nghe lòng  mình vui vui...

Rửa cọ xong rồi phơi,
Nắng vàng ôm thân cọ,
Sơn dầu vẫn còn đó,
Ngày mai lại vẽ chơi!...

Ngày mai lại vẽ chơi,
Những gam màu cuộc đời,
Những khuôn mặt lập dị,
Những buồn vui cõi người!...

NQC, 
29.10.13

Trời nắng lên, rửa cọ,


Trời nắng lên giòn tan,
Xua cơn mưa chiều qua,
Xoá cái lạnh mờ sáng,
Trời rực lên ánh vàng...

Loay hoay biết làm gì?
Bạn bè đi đâu vắng, 
Anh em đi đâu vắng,
Nhìn hàng cây khoe nắng,
Mang cọ ra rửa chơi!

Những cây cọ tải màu,
Trải sơn dầu trên vải,
Trải lòng ta khắc khoải,
Nét dọc ngang lung linh!

Rồi sơn cứng thân mình,
Cứng lông cọ mềm mại,
Ôi cũng vì đem lại,
Cho ta mảng màu xinh!...


Hôm nay nắng vàng au,
Dọn căn phòng bộn màu,
Chợt thương thân lũ cọ,
Đem ra vườn rửa chơi!

Chà những giọt dầu hôi,
Xát đầu lông mềm mại,
Đầu cọ dần mềm lại,
Nghe lòng  mình vui vui...

Rửa cọ xong rồi phơi,
Nắng vàng ôm thân cọ,
Sơn dầu vẫn còn đó,
Ngày mai lại vẽ chơi!...

Ngày mai lại vẽ chơi,
Những gam màu cuộc đời,
Những khuôn mặt lập dị,
Những buồn vui cõi người!...

NQC, 
29.10.13

Saturday, October 26, 2013

Cafe 71


Cafe Sài gòn 71, Lê Lợi Đà nẵng,
Với Minh từ sáng sớm,
Mưa lai rai heo hắt lạnh,
Cafe hương thơm lừng quán nhỏ,
Hai ổ bánh mì thịt ấm lòng bè bạn,
Nhận brochure và thiếp mời triển lãm tranh 
Hoạ sĩ Đinh Cường-Phan Ngọc Minh nơi gác Trịnh Huế 22 tháng 11, Đà lạt 28,
Chợt nhớ cafe Starbucks bên khu rừng Natick những sáng một mùa hè có những chú sóc nhởn nhơ mắt tròn xoe...
Mong đến tháng 11, nhớ một trời trăng Đà lạt, lại nghĩ đến màu hổ phách ly rượu vang cùng Đinh Cường Bửu Ý Quang Dũng,
Tháng 11 Huế chắc mưa, Đà Lạt chắc vừa lạnh để mặc chiếc áo dài tay anh Đinh Cường gởi tặng...
Đà nẵng cafe cuối tuần rồi nhớ bâng khuâng...
Bâng quơ gởi về Burke, cánh rừng khu vườn và căn hầm đầy sách và tranh...

ĐN, 26.10.13, cafe Sài Gòn 71 với Minh, tặng ĐC, PNM

Cafe 71


Cafe Sài gòn 71, Lê Lợi Đà nẵng,
Với Minh từ sáng sớm,
Mưa lai rai heo hắt lạnh,
Cafe hương thơm lừng quán nhỏ,
Hai ổ bánh mì thịt ấm lòng bè bạn,
Nhận brochure và thiếp mời triển lãm tranh 
Hoạ sĩ Đinh Cường-Phan Ngọc Minh nơi gác Trịnh Huế 22 tháng 11, Đà lạt 28,
Chợt nhớ cafe Starbucks bên khu rừng Natick những sáng một mùa hè có những chú sóc nhởn nhơ mắt tròn xoe...
Mong đến tháng 11, nhớ một trời trăng Đà lạt, lại nghĩ đến màu hổ phách ly rượu vang cùng Đinh Cường Bửu Ý Quang Dũng,
Tháng 11 Huế chắc mưa, Đà Lạt chắc vừa lạnh để mặc chiếc áo dài tay anh Đinh Cường gởi tặng...
Đà nẵng cafe cuối tuần rồi nhớ bâng khuâng...
Bâng quơ gởi về Burke, cánh rừng khu vườn và căn hầm đầy sách và tranh...

ĐN, 26.10.13, cafe Sài Gòn 71 với Minh, tặng ĐC, PNM

Thursday, October 24, 2013

Sau cơn bão,

Bão qua. Cây lá xót xa,
Bão đi. Mầm mới nở ra xanh ngời!
Đời người. Cũng thế mà thôi,
Dẫu muôn sóng gió biển khơi. Dập dồn!
Cái vuông kia cũng sẽ tròn,
Trong vui sướng, có khổ buồn đan xen,
Bão ầm ĩ. Bão cả đêm,
Cây kia bật gốc. Đá thềm lật tung,
Bỗng nhiên những nụ mầm xanh,
Hiện lên vẽ lại bức tranh giữa đời!
Cám ơn cây lá của trời,
Cám ơn cánh biếc mở lời ước mơ!




Những nụ mầm xanh bên cánh nhành héo úa vì bão

Nguyễn Quang Chơn

24/10/2013

Sau cơn bão,

Bão qua. Cây lá xót xa,
Bão đi. Mầm mới nở ra xanh ngời!
Đời người. Cũng thế mà thôi,
Dẫu muôn sóng gió biển khơi. Dập dồn!
Cái vuông kia cũng sẽ tròn,
Trong vui sướng, có khổ buồn đan xen,
Bão ầm ĩ. Bão cả đêm,
Cây kia bật gốc. Đá thềm lật tung,
Bỗng nhiên những nụ mầm xanh,
Hiện lên vẽ lại bức tranh giữa đời!
Cám ơn cây lá của trời,
Cám ơn cánh biếc mở lời ước mơ!




Những nụ mầm xanh bên cánh nhành héo úa vì bão

Nguyễn Quang Chơn

24/10/2013

Monday, October 21, 2013

Anh Tư Xin,


Anh tên Nguyễn Văn Xin, thường được gọi anh Tư, làm nghề điện từ thời Pháp thuộc. 
Khi tôi mới ra trường, nhận nhiệm vụ phụ trách điện ở phòng kỹ thuật Cảng ĐN, thì anh đã là thợ bậc cao nhất 7/7, tổ trưởng tổ điện của xưởng cơ khí với gần 20 công nhân. 

Anh Tư thấp, nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, rắn rỏi. Trong tổ còn có anh Xuân, tổ phó, nói giọng Huế. Anh Xuân to cao, hát hay, từng được tu nghiệp ở Mỹ trước 1975. 

Mỗi anh có một sở trường riêng. Anh Xuân chuyên về điện tự động, máy phát. Anh Xin chuyên về mạng, động cơ, điện ô tô..., anh còn có khả năng thử điện bằng hai ngón tay thay vì bút thử mới kinh!...
Chúng tôi nhanh chóng kết thân và trở thành "ekip" làm ăn.

Thời bao cấp lương không đủ ăn. Áo không đủ mặc đừng nói nhậu nhẹt. Nhưng chúng tôi thì không. Một tháng 30 ngày. Một năm 12 tháng. Chúng tôi có mặt trên từng cây số quán nhậu. Ở ĐN chỉ có hai nhóm nhậu thường xuyên, nổi tiếng và cũng là bạn bè quen biết nhau nhưng đường ai người nấy đi. Việc ai người nấy làm. Đó là nhóm điện lạnh tư nhân không làm nhà nước. Và nhóm điện hệ thống, máy phát chúng tôi vừa nhà nước vừa tư nhân. 

Thời đó vừa sau chiến tranh nên điện đóm rất thiếu. Những máy móc của Mỹ viện trợ đã bắt đầu hư hỏng, cần sửa chữa, thay thế, nên chúng tôi mặc sức "độc quyền". 

Tôi còn trẻ non nớt mới ra trường, nhưng các anh rất tôn trọng. Cái chữ kỹ sư như là những gì to tác trong suy nghĩ các anh từ lúc nào,  nên các anh rất quí tôi. Luôn gọi tôi là sếp, anh, kỹ sư, mà thực ra tôi chỉ đáng học trò! 
Một cái thời mà người công nhân cũng đã có một văn hoá ứng xử đáng trọng!
Mới  bước vào đời nên tôi học hỏi ở các anh rất nhiều. Học trong nghề. Học trong giao tiếp xã hội. Và nhất là cách sống nhân văn!

Nhờ lanh lẹ. Có mác kỹ sư. Có tài ăn nói. Tôi luôn được nhận phần  giao tiếp khách hàng có nhu cầu, rồi lên dự toán, rồi ký hợp đồng, nghiệm thu quyết toán, nhận tiền. Hồi đó làm ăn như vậy gọi là chạy mánh. Thông tin khách hàng thì thường là từ các quán nhậu. Xí nghiệp nào đang cần máy phát công suất bao nhiêu? Công ty nào đang có thiết bị chi hư hỏng. Tất tần tật là đến chúng tôi. Kiếm được một ca làm ăn thì gọi là vô mánh. Mà nhiều mánh lắm. Làm hoài không hết. Trong đó cũng cả mánh lới nữa. Tỷ như một bộ điều khiển chỉ hỏng một điện trở, chúng tôi khám bệnh thành hỏng một transitor và phải mua thay thế..., kho nhà nước thì không có, mà giá chợ trời thì...,vô giá!

Nhậu thời đó chủ yếu là nhậu quốc doanh bia kèm mồi. Ba chai bia kèm một dĩa mồi. Tôi quen biết nhiều trong ngành du lịch nên thường được các cửa hàng trưởng duyệt bia không mồi. Mỗi bữa khoảng mươi chai. Các anh tự hào về khoản này của nhóm lắm!

Anh Tư có một câu nói mà sau này thành cửa miệng của mọi người   Đó là mỗi chiều tan sở gặp nhau: có chi khô.ô.ô.n?? Rồi rủ nhau ra quán. 

Anh Tư uống xịn lắm. Anh luôn là chủ xị trong  bàn. Chưa bao giờ thấy anh say nói bậy. Té xe. Ói mửa hoặc gây gỗ đánh nhau. Cái trật tự và nề nếp trong tổ điện chúng tôi như tự phát. Có một vài công nhân ra ngoài cũng ồn ào lắm nhưng khi ngồi vào tổ nhậu thì hiền khô! 

Có một lần nhậu ở nhà tôi, uống rượu Rị Vô Lề (Rivolet). Đang dô 100% ồn ào, thì nghe tiếng xô cửa sắt. Tôi nhìn ra ngoài vội sửa áo lại ngay ngắn. Ông già vợ qua thăm con gái mới sinh cháu. Tôi mời vô nhà thì nghe. Anh Bốn! Anh Tư! Rồi hai ông ôm nhau. Anh Bốn là ông già vợ. Té ra hai ông là bạn từ thời  còn làm toa xe lửa cho Pháp. Ông già tôi có nghề mộc nên làm gỗ nội thất toa xe. Anh Tư thì dĩ nhiên làm điện. Vậy là tiếp tục 100%. Anh Tư đa đã: anh là ông gia kỹ sư Chơn, mà kỹ sư Chơn là sếp tui. Mà tui là bạn ông. Vậy chúng ta là bạn. Dzô cái. Ông già tôi cũng là dân nhậu. Ừ. Chúng ta là bạn. Dzô!! Bà xã tôi nằm trong phòng nghe mà lắc đầu!..

Chúng tôi thân thiết anh em với nhau trong 8 năm đến khi tôi chuyển công tác nơi khác. Không công việc chung riêng nữa nhưng vẫn tìm nhậu mỗi khi có dịp. Các anh vẫn quí tôi và tôi vẫn coi các anh là thầy. Sau anh Tư nghỉ hưu. Anh Xuân lên thay làm tổ trưởng nhưng sức khoẻ anh không còn như xưa,  cái nếp cũ cũng tan dần nhường cho cái nếp mới với văn hoá mới xhcn hơn...

Vợ anh Tư đi trước từ lâu. Đám con anh Tư đông nhưng tự ai làm, nấy ăn. Nhà anh ở ngay chợ trời mà con cái không ai hư hỏng. Cả đời anh Tư hồ như làm chỉ đủ nuôi mình. Nhớ khi nghỉ hưu, anh đến nhà hỏi vốn mở cửa hàng sửa chữa điện gia dụng. Tôi giúp anh. Anh ghi giấy đàng hoàng. Vợ tôi quí lắm, giữ kỹ tờ giấy nói để làm kỷ niệm đời anh với anh Tư.
Anh vẫn cần mẫn làm việc mỗi ngày. Không thấy anh đau ốm. Làm gì thì làm. 4:30 đóng cửa. Lai rai vài chai trong một quán quen nghèo gần Cảng. Thỉnh thoảng tôi tạt qua cửa hàng anh. Anh lại đóng cửa dù đang bận bịu bao nhiêu. Gởi cái xe cà tàng cho hàng xóm rồi hai anh em đi nhậu. Ôn chuyện cũ. Nhắc chuyện đời. Nhớ anh Xuân anh Khoái đã ra đi. Chỉ còn anh Tư cựu trào trụ lại..., hình ảnh nhỏ bé, nhanh nhẹn của anh vẫn luôn trong tôi. Cái tính nhân hậu  được mọi người yêu mến của anh vẫn làm tôi kính trọng. Ngày xưa thi thoảng anh cũng có một vài góp ý chân tình cho tôi về người bạn này, bạn nọ. Tôi thường không tin. Đến khi về già, rõ ai là bạn, ai là bè, mới thấy anh Tư nói đúng!

Hôm kia đang ở Sài gòn bỗng nhận cuộc gọi số lạ. Cậu con trai anh gọi báo anh vừa đi. Trời. Hơn một năm với những thay đổi trong cuộc đời. Tôi không gặp lại anh. Cứ nói sẽ tới thăm anh mà chưa có dịp. Để rồi chừ nghe anh đi xa! Anh Tư. Cái mũ trắng cầu đường MRK của Mỹ ngày xưa, cái mũ phớt cũ kỹ sau này anh đội, cái vóc dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn của anh lại hiển hiện trước mắt em. Vậy là hết. Người anh cuối cùng trong những người anh, người thầy cùng đi với em trong bước khởi hành đầu đời cũng đã ra đi. Em viết bài này như một nén hương thành kính tiễn đưa anh. Ở nơi ấy. Anh gặp anh Xuân, anh Khoái, kiếm một quán ngồi chờ em. Có chi khô.ô.ô..n? Có chi không anh Tư kính mến!

Sài gòn, 22/10/13

Anh Tư Xin,


Anh tên Nguyễn Văn Xin, thường được gọi anh Tư, làm nghề điện từ thời Pháp thuộc. 
Khi tôi mới ra trường, nhận nhiệm vụ phụ trách điện ở phòng kỹ thuật Cảng ĐN, thì anh đã là thợ bậc cao nhất 7/7, tổ trưởng tổ điện của xưởng cơ khí với gần 20 công nhân. 

Anh Tư thấp, nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, rắn rỏi. Trong tổ còn có anh Xuân, tổ phó, nói giọng Huế. Anh Xuân to cao, hát hay, từng được tu nghiệp ở Mỹ trước 1975. 

Mỗi anh có một sở trường riêng. Anh Xuân chuyên về điện tự động, máy phát. Anh Xin chuyên về mạng, động cơ, điện ô tô..., anh còn có khả năng thử điện bằng hai ngón tay thay vì bút thử mới kinh!...
Chúng tôi nhanh chóng kết thân và trở thành "ekip" làm ăn.

Thời bao cấp lương không đủ ăn. Áo không đủ mặc đừng nói nhậu nhẹt. Nhưng chúng tôi thì không. Một tháng 30 ngày. Một năm 12 tháng. Chúng tôi có mặt trên từng cây số quán nhậu. Ở ĐN chỉ có hai nhóm nhậu thường xuyên, nổi tiếng và cũng là bạn bè quen biết nhau nhưng đường ai người nấy đi. Việc ai người nấy làm. Đó là nhóm điện lạnh tư nhân không làm nhà nước. Và nhóm điện hệ thống, máy phát chúng tôi vừa nhà nước vừa tư nhân. 

Thời đó vừa sau chiến tranh nên điện đóm rất thiếu. Những máy móc của Mỹ viện trợ đã bắt đầu hư hỏng, cần sửa chữa, thay thế, nên chúng tôi mặc sức "độc quyền". 

Tôi còn trẻ non nớt mới ra trường, nhưng các anh rất tôn trọng. Cái chữ kỹ sư như là những gì to tác trong suy nghĩ các anh từ lúc nào,  nên các anh rất quí tôi. Luôn gọi tôi là sếp, anh, kỹ sư, mà thực ra tôi chỉ đáng học trò! 
Một cái thời mà người công nhân cũng đã có một văn hoá ứng xử đáng trọng!
Mới  bước vào đời nên tôi học hỏi ở các anh rất nhiều. Học trong nghề. Học trong giao tiếp xã hội. Và nhất là cách sống nhân văn!

Nhờ lanh lẹ. Có mác kỹ sư. Có tài ăn nói. Tôi luôn được nhận phần  giao tiếp khách hàng có nhu cầu, rồi lên dự toán, rồi ký hợp đồng, nghiệm thu quyết toán, nhận tiền. Hồi đó làm ăn như vậy gọi là chạy mánh. Thông tin khách hàng thì thường là từ các quán nhậu. Xí nghiệp nào đang cần máy phát công suất bao nhiêu? Công ty nào đang có thiết bị chi hư hỏng. Tất tần tật là đến chúng tôi. Kiếm được một ca làm ăn thì gọi là vô mánh. Mà nhiều mánh lắm. Làm hoài không hết. Trong đó cũng cả mánh lới nữa. Tỷ như một bộ điều khiển chỉ hỏng một điện trở, chúng tôi khám bệnh thành hỏng một transitor và phải mua thay thế..., kho nhà nước thì không có, mà giá chợ trời thì...,vô giá!

Nhậu thời đó chủ yếu là nhậu quốc doanh bia kèm mồi. Ba chai bia kèm một dĩa mồi. Tôi quen biết nhiều trong ngành du lịch nên thường được các cửa hàng trưởng duyệt bia không mồi. Mỗi bữa khoảng mươi chai. Các anh tự hào về khoản này của nhóm lắm!

Anh Tư có một câu nói mà sau này thành cửa miệng của mọi người   Đó là mỗi chiều tan sở gặp nhau: có chi khô.ô.ô.n?? Rồi rủ nhau ra quán. 

Anh Tư uống xịn lắm. Anh luôn là chủ xị trong  bàn. Chưa bao giờ thấy anh say nói bậy. Té xe. Ói mửa hoặc gây gỗ đánh nhau. Cái trật tự và nề nếp trong tổ điện chúng tôi như tự phát. Có một vài công nhân ra ngoài cũng ồn ào lắm nhưng khi ngồi vào tổ nhậu thì hiền khô! 

Có một lần nhậu ở nhà tôi, uống rượu Rị Vô Lề (Rivolet). Đang dô 100% ồn ào, thì nghe tiếng xô cửa sắt. Tôi nhìn ra ngoài vội sửa áo lại ngay ngắn. Ông già vợ qua thăm con gái mới sinh cháu. Tôi mời vô nhà thì nghe. Anh Bốn! Anh Tư! Rồi hai ông ôm nhau. Anh Bốn là ông già vợ. Té ra hai ông là bạn từ thời  còn làm toa xe lửa cho Pháp. Ông già tôi có nghề mộc nên làm gỗ nội thất toa xe. Anh Tư thì dĩ nhiên làm điện. Vậy là tiếp tục 100%. Anh Tư đa đã: anh là ông gia kỹ sư Chơn, mà kỹ sư Chơn là sếp tui. Mà tui là bạn ông. Vậy chúng ta là bạn. Dzô cái. Ông già tôi cũng là dân nhậu. Ừ. Chúng ta là bạn. Dzô!! Bà xã tôi nằm trong phòng nghe mà lắc đầu!..

Chúng tôi thân thiết anh em với nhau trong 8 năm đến khi tôi chuyển công tác nơi khác. Không công việc chung riêng nữa nhưng vẫn tìm nhậu mỗi khi có dịp. Các anh vẫn quí tôi và tôi vẫn coi các anh là thầy. Sau anh Tư nghỉ hưu. Anh Xuân lên thay làm tổ trưởng nhưng sức khoẻ anh không còn như xưa,  cái nếp cũ cũng tan dần nhường cho cái nếp mới với văn hoá mới xhcn hơn...

Vợ anh Tư đi trước từ lâu. Đám con anh Tư đông nhưng tự ai làm, nấy ăn. Nhà anh ở ngay chợ trời mà con cái không ai hư hỏng. Cả đời anh Tư hồ như làm chỉ đủ nuôi mình. Nhớ khi nghỉ hưu, anh đến nhà hỏi vốn mở cửa hàng sửa chữa điện gia dụng. Tôi giúp anh. Anh ghi giấy đàng hoàng. Vợ tôi quí lắm, giữ kỹ tờ giấy nói để làm kỷ niệm đời anh với anh Tư.
Anh vẫn cần mẫn làm việc mỗi ngày. Không thấy anh đau ốm. Làm gì thì làm. 4:30 đóng cửa. Lai rai vài chai trong một quán quen nghèo gần Cảng. Thỉnh thoảng tôi tạt qua cửa hàng anh. Anh lại đóng cửa dù đang bận bịu bao nhiêu. Gởi cái xe cà tàng cho hàng xóm rồi hai anh em đi nhậu. Ôn chuyện cũ. Nhắc chuyện đời. Nhớ anh Xuân anh Khoái đã ra đi. Chỉ còn anh Tư cựu trào trụ lại..., hình ảnh nhỏ bé, nhanh nhẹn của anh vẫn luôn trong tôi. Cái tính nhân hậu  được mọi người yêu mến của anh vẫn làm tôi kính trọng. Ngày xưa thi thoảng anh cũng có một vài góp ý chân tình cho tôi về người bạn này, bạn nọ. Tôi thường không tin. Đến khi về già, rõ ai là bạn, ai là bè, mới thấy anh Tư nói đúng!

Hôm kia đang ở Sài gòn bỗng nhận cuộc gọi số lạ. Cậu con trai anh gọi báo anh vừa đi. Trời. Hơn một năm với những thay đổi trong cuộc đời. Tôi không gặp lại anh. Cứ nói sẽ tới thăm anh mà chưa có dịp. Để rồi chừ nghe anh đi xa! Anh Tư. Cái mũ trắng cầu đường MRK của Mỹ ngày xưa, cái mũ phớt cũ kỹ sau này anh đội, cái vóc dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn của anh lại hiển hiện trước mắt em. Vậy là hết. Người anh cuối cùng trong những người anh, người thầy cùng đi với em trong bước khởi hành đầu đời cũng đã ra đi. Em viết bài này như một nén hương thành kính tiễn đưa anh. Ở nơi ấy. Anh gặp anh Xuân, anh Khoái, kiếm một quán ngồi chờ em. Có chi khô.ô.ô..n? Có chi không anh Tư kính mến!

Sài gòn, 22/10/13

Sunday, October 20, 2013

NỢ,

Đời người đầy những nợ nần.

Nợ bạc nợ tiền, nợ ân nghĩa, nợ tình duyên...

Cũng bởi nợ bạc tiền mà bao người khốn khổ, nhà nát, cửa tan.
Các đại gia nợ ngân hàng nhiều không trả nổi nên bất động sản đứng yên, dự án trùm mền, kinh tế nước nhà khốn khó!...

Nợ ân nghĩa nên nhiều người cứ cúi đầu mặc cho số phận đẩy đưa...
Tôi có ông bạn thân bị cơn bịnh trọng. Đi đủ bệnh viện. Mổ tới mổ lui. Lần nào bác sĩ cũng bảo chín chín phần chết một phần sống,  mà mãi hơn 10 năm hắn vẫn không chết, cứ phải chịu đớn đau hoài. 
Hắn bảo tôi. Mình sống đâu có tệ mà khổ sở vậy hở ông? Tôi bảo, chắc kiếp trước ông mắc nợ nên chừ phải trả. Mà ông coi. Chính vợ ông trước mắc nợ ông nên chừ vẫn còn chăm lo cho ông từng viên thuốc, miếng ăn, tiểu tiện, đại tiện..., khốn khổ vô cùng,  đúng là bả đang trả nợ! 

Một thằng bạn lanh lẹ tài ba khác. Hắn sống với bạn bè, anh em chân tình hiếm có. Hắn kết nghĩa với một thằng bạn thời đại học. Ra trường hắn phò thằng ni từ khố rách áo ôm lên bậc đại gia giàu có, mang hắn từ vùng quê hắt hiu lên Sài gòn rạng rỡ, thì thằng bạn lộ nguyên hình nguỵ quân tử đá hắn cái veo. Tưởng hắn đau khổ tình đời lại thấy hắn cười tươi rói. Hỏi. Hắn trả lời. Tớ thấy may là chừ hắn lộ mặt ra, chứ nếu không sẽ còn dính nhau đến hết đời, nhắm mắt cũng tưởng bạn tốt thì mới khổ một đời! Thôi, chắc là trước kia mình mắc nợ hắn nên kiếp này phải còng lưng mà trả. Chừ coi như nợ đã trả xong rồi, không còn vướng bận chi hắn nữa. Khoẻ re!

Cái nợ tình duyên thì dai dai dẳng dẳng, khùng khùng điên điên. Ít người dám nói cái nợ tình duyên của mình ra, đôi khi vì ngại người bạn đời nên giữ kín trong lòng. Nhưng mấy ông văn nghệ sĩ thì thoải mái biểu lộ. Thấy ông nào cũng bảo mình nợ tình, đòi trả tùm lum. Như ông TCS  "Xin trả nợ người". Anh Bằng thì nói thẳng. "Anh còn nợ em.... " Nhiều lắm. Mấy ổng chắc yêu nhiều nên nợ nhiều! 
Rồi đã trót mang thân nghệ sĩ nên phải trải lòng giùm bao kẻ tiện nhân, nên viết ra những điều u uẩn để giúp kẻ khác vô tư nghêu ngao nợ nợ, trả trả, vay vay..., rất nhẹ lòng mà chẳng sợ chi ai hoạnh  hoẹ...

Nợ tình tưởng nhẹ mà nặng vô cùng. Bao nhiêu kẻ "kiếp này không đến được với nhau thì xin hẹn lại kiếp sau". Nhà thơ tài danh Quang Dũng cũng đã " có những vợ chồng không là trăm năm mà tình thương yêu" thì không phải đã chẳng nợ nần nhau lắm đấy sao!

Nợ quá. Nợ mãi một đời thấy không trả nổi. Nhất là cái nợ nhân duyên. Nói với thằng con trai. Ba nợ chi mấy mẹ con con mà trả hoài đến chừ sắp hết đời người vẫn còn cày lưng trả nợ? Hắn cười. Tại ba vay nợ đúng xã hội đen nên chừ lãi mẹ đẻ lãi con, lãi con đẻ lãi chắt, lãi chít! Ba trốn không được. Ba chạy không xong. Nên dẫu trọn đời ba, chắc vẫn còn mang nợ! Hết biết!

NQC,  Sài Gòn, một ngày vui 20/10/13

NỢ,

Đời người đầy những nợ nần.

Nợ bạc nợ tiền, nợ ân nghĩa, nợ tình duyên...

Cũng bởi nợ bạc tiền mà bao người khốn khổ, nhà nát, cửa tan.
Các đại gia nợ ngân hàng nhiều không trả nổi nên bất động sản đứng yên, dự án trùm mền, kinh tế nước nhà khốn khó!...

Nợ ân nghĩa nên nhiều người cứ cúi đầu mặc cho số phận đẩy đưa...
Tôi có ông bạn thân bị cơn bịnh trọng. Đi đủ bệnh viện. Mổ tới mổ lui. Lần nào bác sĩ cũng bảo chín chín phần chết một phần sống,  mà mãi hơn 10 năm hắn vẫn không chết, cứ phải chịu đớn đau hoài. 
Hắn bảo tôi. Mình sống đâu có tệ mà khổ sở vậy hở ông? Tôi bảo, chắc kiếp trước ông mắc nợ nên chừ phải trả. Mà ông coi. Chính vợ ông trước mắc nợ ông nên chừ vẫn còn chăm lo cho ông từng viên thuốc, miếng ăn, tiểu tiện, đại tiện..., khốn khổ vô cùng,  đúng là bả đang trả nợ! 

Một thằng bạn lanh lẹ tài ba khác. Hắn sống với bạn bè, anh em chân tình hiếm có. Hắn kết nghĩa với một thằng bạn thời đại học. Ra trường hắn phò thằng ni từ khố rách áo ôm lên bậc đại gia giàu có, mang hắn từ vùng quê hắt hiu lên Sài gòn rạng rỡ, thì thằng bạn lộ nguyên hình nguỵ quân tử đá hắn cái veo. Tưởng hắn đau khổ tình đời lại thấy hắn cười tươi rói. Hỏi. Hắn trả lời. Tớ thấy may là chừ hắn lộ mặt ra, chứ nếu không sẽ còn dính nhau đến hết đời, nhắm mắt cũng tưởng bạn tốt thì mới khổ một đời! Thôi, chắc là trước kia mình mắc nợ hắn nên kiếp này phải còng lưng mà trả. Chừ coi như nợ đã trả xong rồi, không còn vướng bận chi hắn nữa. Khoẻ re!

Cái nợ tình duyên thì dai dai dẳng dẳng, khùng khùng điên điên. Ít người dám nói cái nợ tình duyên của mình ra, đôi khi vì ngại người bạn đời nên giữ kín trong lòng. Nhưng mấy ông văn nghệ sĩ thì thoải mái biểu lộ. Thấy ông nào cũng bảo mình nợ tình, đòi trả tùm lum. Như ông TCS  "Xin trả nợ người". Anh Bằng thì nói thẳng. "Anh còn nợ em.... " Nhiều lắm. Mấy ổng chắc yêu nhiều nên nợ nhiều! 
Rồi đã trót mang thân nghệ sĩ nên phải trải lòng giùm bao kẻ tiện nhân, nên viết ra những điều u uẩn để giúp kẻ khác vô tư nghêu ngao nợ nợ, trả trả, vay vay..., rất nhẹ lòng mà chẳng sợ chi ai hoạnh  hoẹ...

Nợ tình tưởng nhẹ mà nặng vô cùng. Bao nhiêu kẻ "kiếp này không đến được với nhau thì xin hẹn lại kiếp sau". Nhà thơ tài danh Quang Dũng cũng đã " có những vợ chồng không là trăm năm mà tình thương yêu" thì không phải đã chẳng nợ nần nhau lắm đấy sao!

Nợ quá. Nợ mãi một đời thấy không trả nổi. Nhất là cái nợ nhân duyên. Nói với thằng con trai. Ba nợ chi mấy mẹ con con mà trả hoài đến chừ sắp hết đời người vẫn còn cày lưng trả nợ? Hắn cười. Tại ba vay nợ đúng xã hội đen nên chừ lãi mẹ đẻ lãi con, lãi con đẻ lãi chắt, lãi chít! Ba trốn không được. Ba chạy không xong. Nên dẫu trọn đời ba, chắc vẫn còn mang nợ! Hết biết!

NQC,  Sài Gòn, một ngày vui 20/10/13

Thursday, October 17, 2013

Bão,


Cơn bão Nari đi qua ĐN. Gió vào lúc nửa đêm và quần đến sáng. Bà con ĐN đã gần 10 năm ni không thấy bão kể từ trận Chanchu khủng khiếp 2006. Cứ nghe đài báo bão đang hình thành ở biển Đông đang hướng vào ĐN rồi thì lại rẻ qua, đổ bộ vào phía Bắc hoặc phía Nam làm tội các anh em Thanh Hoá, Quảng Bình...thi nhau chịu bão. 

Dân ĐN tin có Phật Bà phò hộ kể từ khi tượng bà được dựng lên trên chùa Linh  Ứng núi Sơn Chà!
Ôi! Có Phật nào mà bất công đến vậy! Nên lần này bão vào thật! Một số không kịp trở tay như nhiều kẻ tin lòng tốt bạn bè, đến khi bạn hại thì mới hỡi ôi!
...

Tôi cả đêm không ngủ được. Gió réo ầm ĩ.  Gió giật ầm ầm những cánh cửa. He hé nhìn ra ngoài trời thấy một trận cuồng phong! Cái biến thế trước nhà nổ như lựu đạn và bốc khói. Hai cây bàng nhà bên trốc gốc đổ nhào. Cổng nhà đối diện bay tung..., điện cúp tối um!

Ông trời mà đã ra tay thì ai cản nỗi! Vậy là cứ quấn chặc chăn nghe gió gào, mưa thét...
4:30 sáng. Tiếng gầm gừ bớt dần. Vẫn mưa vẫn gió. Cô em gái nhà bên phone bảo bị giật bung cửa. Thằng bạn ở Cẩm lệ báo cửa tầng 3 bung. Nước tràn từ trên xuống dưới. 
Lòng bâng khuâng không biết những gia đình nghèo khó vùng ven rồi sẽ ra sao??? Họ nấp ở đâu? Lũ trẻ con khốn khổ thế nào? Vườn cha cô đơn ở quê có còn nguyên vẹn?
...
Nói chi thì nói. Dân miền Trung đã quá quen với bão lụt. "trời hành cơn lụt mỗi năm với đau thương xuống tràn ngập biển khơi ới à ới à..." nên gió vừa bớt là bà con đã ra đường xem thiệt hại. Một số dân thì hôi của kéo gỗ lấy tôn. Một số là phóng viên lấy tin. Một số thì rảnh không, đi cho biết! Tôi cũng rảnh không, đi cho biết. Xách máy ảnh chạy long nhong chụp hình gởi con cái, bè bạn ở xa...

Cái đầu tiên thấy là cây đổ. Khoảng 50% những cây to trong thành phố đổ nhào. Mấy cây nhỏ ẻo lả thì còn nguyên đứng vững. Thế mới biết dĩ nhu thắng cương! Đã cương thì sẽ gặp bác sĩ Cường!...

Qua đường biển. Gió đẩy cát lấp bờ. Những phiến đá to làm ghế ngồi cho du khách bị thổi tung qua đường. Thế mới thấy ra sức mạnh của thiên nhiên! Đâu đó, thấy bà con vây quanh. Thì ra một số ngư dân vây lưới đầu ra một nhánh sông ra biển. Cá quá trời. Toàn cá rô phi, cá mè to bự. Chắc là từ một hồ chứa vùng cao nào trôi xuống. Lòng nghĩ. Rồi đây thế nào cũng có lũ lụt ăn hôi do đám thuỷ điện hại dân xả ra trong nước lớn!...

Điện vẫn cúp. Bạn bè Mỹ, Canada
, Úc đại lợi gọi về thăm hỏi, nói thấy báo đài VN đưa tin dữ quá. Nhà cửa gia đình bè bạn có chi không. Tôi bảo chắc lại khổ cho những người dân nghèo vùng ven, vùng xa, còn thành phố thì chắc chờ động đất như Phi líp pin, Nhật bản mới thấy thế nào là cơn giận của trời!
...
Ngày mai chắc lại tổng kết thiên tai. Báo sẽ đưa tin hàng ngàn gia đình tan nát. Lại kêu gọi bà con trong nước, ngoài nước lá lành đùm lá rách...  Rồi, lại xì căng đan. Lại một số cán bộ bị kỷ luật do ăn chặn của dân...

Năm nào cũng vậy. Riết rồi quen. Bão thì cứ bão. Lũ thì cứ lũ. Từ thiện thì cứ từ thiện. Nghèo thì cứ nghèo. Khổ thì cứ khổ mà lạc quan thì cứ lạc quan! Cái dân miền Trung nước Việt này là vậy!

Bão Nari, 15/10/13,

Bão,


Cơn bão Nari đi qua ĐN. Gió vào lúc nửa đêm và quần đến sáng. Bà con ĐN đã gần 10 năm ni không thấy bão kể từ trận Chanchu khủng khiếp 2006. Cứ nghe đài báo bão đang hình thành ở biển Đông đang hướng vào ĐN rồi thì lại rẻ qua, đổ bộ vào phía Bắc hoặc phía Nam làm tội các anh em Thanh Hoá, Quảng Bình...thi nhau chịu bão. 

Dân ĐN tin có Phật Bà phò hộ kể từ khi tượng bà được dựng lên trên chùa Linh  Ứng núi Sơn Chà!
Ôi! Có Phật nào mà bất công đến vậy! Nên lần này bão vào thật! Một số không kịp trở tay như nhiều kẻ tin lòng tốt bạn bè, đến khi bạn hại thì mới hỡi ôi!
...

Tôi cả đêm không ngủ được. Gió réo ầm ĩ.  Gió giật ầm ầm những cánh cửa. He hé nhìn ra ngoài trời thấy một trận cuồng phong! Cái biến thế trước nhà nổ như lựu đạn và bốc khói. Hai cây bàng nhà bên trốc gốc đổ nhào. Cổng nhà đối diện bay tung..., điện cúp tối um!

Ông trời mà đã ra tay thì ai cản nỗi! Vậy là cứ quấn chặc chăn nghe gió gào, mưa thét...
4:30 sáng. Tiếng gầm gừ bớt dần. Vẫn mưa vẫn gió. Cô em gái nhà bên phone bảo bị giật bung cửa. Thằng bạn ở Cẩm lệ báo cửa tầng 3 bung. Nước tràn từ trên xuống dưới. 
Lòng bâng khuâng không biết những gia đình nghèo khó vùng ven rồi sẽ ra sao??? Họ nấp ở đâu? Lũ trẻ con khốn khổ thế nào? Vườn cha cô đơn ở quê có còn nguyên vẹn?
...
Nói chi thì nói. Dân miền Trung đã quá quen với bão lụt. "trời hành cơn lụt mỗi năm với đau thương xuống tràn ngập biển khơi ới à ới à..." nên gió vừa bớt là bà con đã ra đường xem thiệt hại. Một số dân thì hôi của kéo gỗ lấy tôn. Một số là phóng viên lấy tin. Một số thì rảnh không, đi cho biết! Tôi cũng rảnh không, đi cho biết. Xách máy ảnh chạy long nhong chụp hình gởi con cái, bè bạn ở xa...

Cái đầu tiên thấy là cây đổ. Khoảng 50% những cây to trong thành phố đổ nhào. Mấy cây nhỏ ẻo lả thì còn nguyên đứng vững. Thế mới biết dĩ nhu thắng cương! Đã cương thì sẽ gặp bác sĩ Cường!...

Qua đường biển. Gió đẩy cát lấp bờ. Những phiến đá to làm ghế ngồi cho du khách bị thổi tung qua đường. Thế mới thấy ra sức mạnh của thiên nhiên! Đâu đó, thấy bà con vây quanh. Thì ra một số ngư dân vây lưới đầu ra một nhánh sông ra biển. Cá quá trời. Toàn cá rô phi, cá mè to bự. Chắc là từ một hồ chứa vùng cao nào trôi xuống. Lòng nghĩ. Rồi đây thế nào cũng có lũ lụt ăn hôi do đám thuỷ điện hại dân xả ra trong nước lớn!...

Điện vẫn cúp. Bạn bè Mỹ, Canada
, Úc đại lợi gọi về thăm hỏi, nói thấy báo đài VN đưa tin dữ quá. Nhà cửa gia đình bè bạn có chi không. Tôi bảo chắc lại khổ cho những người dân nghèo vùng ven, vùng xa, còn thành phố thì chắc chờ động đất như Phi líp pin, Nhật bản mới thấy thế nào là cơn giận của trời!
...
Ngày mai chắc lại tổng kết thiên tai. Báo sẽ đưa tin hàng ngàn gia đình tan nát. Lại kêu gọi bà con trong nước, ngoài nước lá lành đùm lá rách...  Rồi, lại xì căng đan. Lại một số cán bộ bị kỷ luật do ăn chặn của dân...

Năm nào cũng vậy. Riết rồi quen. Bão thì cứ bão. Lũ thì cứ lũ. Từ thiện thì cứ từ thiện. Nghèo thì cứ nghèo. Khổ thì cứ khổ mà lạc quan thì cứ lạc quan! Cái dân miền Trung nước Việt này là vậy!

Bão Nari, 15/10/13,

Monday, October 14, 2013

Người bạn thân




Ai ai cũng có những giây phút buồn
Lúc cô đơn, chạnh lòng, hay yếu đuối,
Ai cũng có những giờ cần bạn hữu
Cần lời khuyên, lời tâm sự chân tình
Để tìm lại mình, để vững bước lên
Và, điều đầu tiên tôi làm khi đó: bật cell phone và gọi cho Ba

Rồi có những lúc chuyện vui mừng ùa tới
Đạt ước mơ, toại nguyện trong đời 
Được khen thưởng của trường, tổ chức một sự kiện thành công , được học bổng vào đại học,
Hay mới quen một bạn gái xinh...

Điều đầu tiên tôi làm khi đó: nhấc máy lên và gọi cho Ba

Ôi tại sao thế, những khi vui 
Thì Ba, tôi muốn khoe trước nhất,
Ôi tại sao thế, những khi buồn
Phao cứu sinh đầu tiên tôi bám lấy, 
Không ai khác ngoài Ba tôi

Ba là người thầy giáo đầu tiên, 
Dạy cho tôi những phải trái cuộc đời
Ba cũng là người bạn chân thành,
Và đôi khi chẳng khác người anh

Tôi nhớ có lần khi tôi lên 6 tuổi
Ba gọi yêu: thằng em nhỏ của tôi
Tôi đùa rằng em nhỏ phải được cưng
Anh lớn sao hay la em vậy
(Ba vừa la tôi chuyện gì tuần trước đó)

Lên cấp 2, hay được theo Ba
Đi đó đi đây, viễn du khắp xứ
Gặp những người bạn văn chương
Những nhà thơ, nhà báo, nhà văn
Đủ mặt cuộc đời, đủ cả buồn vui
(Ba tôi đùa, đi riết giờ bạn Ba hoá bạn con) 

Lớn chút nữa theo Ba tới những công trường 
Nơi Ba làm cơ điện lạnh
Thấy những giọt mồ hôi bác thợ nề 
Và nỗi nhọc nhằn anh công nhân,
Khi đong từng xẻng xi-măng, giữa trưa hè đỏ lửa

Những chuyến đi là những bài học 
Là hành trang cuộc sống
Nuôi dưỡng tâm hồn, và cả những ước mơ

Tôi nhớ một chiều Đà Lạt mù sương
Hai Ba con lang thang quán bên đường
Hai ly rượu khề khà bạn hữu 
Ba nói chuyện cuộc đời 
Và dạy tôi phải biết yêu thương...

Rồi có những lúc ngồi làm mẫu
Cho Ba vẽ ký hoạ chì, sơn dầu, arcrylic...
Làm mẫu gần chục năm, 
Nay Ba thành hoạ sĩ
Tôi đùa rằng: công người mẫu rất cao...
....
Có rất nhiều kỷ niệm
Những câu chuyện buồn vui
Trong hai mấy năm rầy
Của Ba và của tôi
Kể đây sao cho hết

Chính vì vậy những giờ bi ai nhất
Hay những khi vui sướng tột cùng
Khi con người tìm đến cội nguồn
Tìm về bè bạn
Tôi tìm về Ba. 

Kính gửi Ba Chơn 
San Jose ,14.10.13, một ngày nhớ Ba

NGUYỄN QUANG DŨNG






Người bạn thân




Ai ai cũng có những giây phút buồn
Lúc cô đơn, chạnh lòng, hay yếu đuối,
Ai cũng có những giờ cần bạn hữu
Cần lời khuyên, lời tâm sự chân tình
Để tìm lại mình, để vững bước lên
Và, điều đầu tiên tôi làm khi đó: bật cell phone và gọi cho Ba

Rồi có những lúc chuyện vui mừng ùa tới
Đạt ước mơ, toại nguyện trong đời 
Được khen thưởng của trường, tổ chức một sự kiện thành công , được học bổng vào đại học,
Hay mới quen một bạn gái xinh...

Điều đầu tiên tôi làm khi đó: nhấc máy lên và gọi cho Ba

Ôi tại sao thế, những khi vui 
Thì Ba, tôi muốn khoe trước nhất,
Ôi tại sao thế, những khi buồn
Phao cứu sinh đầu tiên tôi bám lấy, 
Không ai khác ngoài Ba tôi

Ba là người thầy giáo đầu tiên, 
Dạy cho tôi những phải trái cuộc đời
Ba cũng là người bạn chân thành,
Và đôi khi chẳng khác người anh

Tôi nhớ có lần khi tôi lên 6 tuổi
Ba gọi yêu: thằng em nhỏ của tôi
Tôi đùa rằng em nhỏ phải được cưng
Anh lớn sao hay la em vậy
(Ba vừa la tôi chuyện gì tuần trước đó)

Lên cấp 2, hay được theo Ba
Đi đó đi đây, viễn du khắp xứ
Gặp những người bạn văn chương
Những nhà thơ, nhà báo, nhà văn
Đủ mặt cuộc đời, đủ cả buồn vui
(Ba tôi đùa, đi riết giờ bạn Ba hoá bạn con) 

Lớn chút nữa theo Ba tới những công trường 
Nơi Ba làm cơ điện lạnh
Thấy những giọt mồ hôi bác thợ nề 
Và nỗi nhọc nhằn anh công nhân,
Khi đong từng xẻng xi-măng, giữa trưa hè đỏ lửa

Những chuyến đi là những bài học 
Là hành trang cuộc sống
Nuôi dưỡng tâm hồn, và cả những ước mơ

Tôi nhớ một chiều Đà Lạt mù sương
Hai Ba con lang thang quán bên đường
Hai ly rượu khề khà bạn hữu 
Ba nói chuyện cuộc đời 
Và dạy tôi phải biết yêu thương...

Rồi có những lúc ngồi làm mẫu
Cho Ba vẽ ký hoạ chì, sơn dầu, arcrylic...
Làm mẫu gần chục năm, 
Nay Ba thành hoạ sĩ
Tôi đùa rằng: công người mẫu rất cao...
....
Có rất nhiều kỷ niệm
Những câu chuyện buồn vui
Trong hai mấy năm rầy
Của Ba và của tôi
Kể đây sao cho hết

Chính vì vậy những giờ bi ai nhất
Hay những khi vui sướng tột cùng
Khi con người tìm đến cội nguồn
Tìm về bè bạn
Tôi tìm về Ba. 

Kính gửi Ba Chơn 
San Jose ,14.10.13, một ngày nhớ Ba

NGUYỄN QUANG DŨNG